Mỗi năm, có khoảng 150.000 trẻ em được sinh ra tại Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều dị tật bẩm sinh. Mặc dù nguyên nhân của hơn 60% các trường hợp dị tật vẫn chưa được biết đến, song có những điều mà bạn có thể thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu. Trong đó, nâng cao nhận thức là bước đầu tiên giúp bạn ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 10 cách đơn giản từ Lily & WeCare trong bài viết dưới đây.
- Lên kế hoạch trước
Nếu bạn đang suy nghĩ về kế hoạch có em bé thì tốt nhất là nên bắt đầu với một sự chuẩn bị chu đáo trước khi mang thai. Bạn có thể gặp gỡ bác sĩ chuyên khoa Sản tin cậy để được tư vấn và tham khảo lời khuyên hữu ích. Rất nhiều dị tật bẩm sinh xảy ra trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, chính vì vậy, trò chuyện với bác sĩ về lịch sử bệnh của các thành viên trong gia đình là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn có biện pháp phòng tránh những rủi ro có thể tác động tiêu cực đến em bé.
https://lilyapp.me/song-khoe/tag/dich-vu-cham-soc-thai-va-sinh-san-tron-goi/
- Axit Folic
Việc sử dụng axit folic trước và sau khi mang thai có thể làm giảm tới 70% nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thống thần kinh của em bé. Điển hình như nứt đốt sống, thiếu một phần não và vị não. Những khiếm khuyết này thường xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ, trước khi người mẹ biết rằng mình mang thai. Đó là nguyên nhân tại sao axit folic rất quan trọng cho những người đang mang thai hoặc những người đang có kế hoạch sinh nở.
- Tránh uống rượu bia
Nếu bạn đang mang thai hoặc có dự định sinh em bé, hãy bắt đầu bằng việc tạo thói quen nói KHÔNG với rượu bia, một trong những yếu tố có thể giúp con bạn tránh khỏi khuyết tật bẩm sinh. Uống rượu trong quá trình mang thai có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, ức chế sự tăng trưởng của thai nhi và có thể gây ra hội chứng ngộ độc rượu bào thai.
- Không hút thuốc lá
Hút thuốc trong khi mang thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân người mẹ và em bé, điển hình như sinh non, cân nặng sơ sinh thấp và một số dị tật khác như hở hàm ếch. Do đó, bỏ thuốc lá trước khi có kế hoạch mang thai là điều tốt nhất. Ngoài ra, phụ nữ cũng nên đảm bảo chắc chắn rằng công việc của bạn không tiếp xúc với thuốc lá hoặc các chất độc hại. Hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ nếu công việc của bạn có liên quan đến rủi ro như vậy.
- Áp dụng một lối sống lành mạnh
Một người mẹ khỏe mạnh đồng nghĩa với việc thai kỳ khỏe mạnh và em bé khỏe mạnh. Việc lựa chọn lối sống của bạn có thể tác động trực tiếp đến em bé, vì thế hãy bắt đầu áp dụng những thói quen tích cực như ăn uống lành mạnh, đúng giờ. Ngoài ra, một số bài tập nhẹ như thiền hoặc yoga cũng có thể giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt, trọng lượng cân đối và một tinh thần thoải mái. Những đứa trẻ sinh ra từ người mẹ thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh và các biến chứng khác liên quan đến chuyển dạ và sinh nở.
https://lilyapp.me/song-khoe/me-va-be/mot-so-loi-khuyen-ve-an-uong-nen-hay-khong-nen-trong-thai-ky/
- Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng
Nhiều loại bệnh nhiễm trùng mà người phụ nữ có thể gặp phải khi mang thai như Toxoplasmosis và herpes sinh dục có thể gây hại cho thai nhi và gây ra một số khuyết tật như khiếm thính, chậm phát triển khả năng nghe, học hỏi. Vì vậy, các bà mẹ nên duy trì những thói quen vệ sinh lành mạnh như rửa tay đúng cách, nấu chín thức ăn và tránh xa những người đang mắc phải các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tư vấn với bác sĩ Sản phụ khoa để biết cách phòng tránh bệnh nhiễm trùng và phải làm gì khi tiếp xúc với bệnh.
- Tiêm chủng
Trong thời gian mang thai, có một số loại vaccin rất quan trọng cho người mẹ. Do đó, việc tiêm chủng đúng thời gian các loại vaccin này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng, đồng thời phòng tránh dị tật thai nhi cho con bạn.
- Cẩn trọng khi sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc không được sự cho phép của bác sĩ trong thời gian mang thai có thể rất nguy hiểm vì một số thuốc làm tăng nguy cơ dị dạng thai nhi. Theo nguyên tắc chung, thuốc không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai, trừ trường hợp bắt buộc và cần thiết cho sức khỏe người mẹ và em bé. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm bổ sung, kể cả thảo dược khi chưa được sự tư vấn từ bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa có thể khuyên bạn nên uống một số loại vitamin, canxi hoặc axit folic viên nang.
- Phát hiện sớm và điều trị
Mặc dù nhiều dị tật bẩm sinh không thể ngăn chặn, đặc biệt là các khuyết tật liên quan đến hệ thống di truyền. Tuy nhiên, sàng lọc và điều trị vẫn rất hữu ích trong việc tránh các biến chứng của dị tật bẩm sinh. Nhiều đặc điểm bất thường của thai nhi có thể được phát hiện thông qua siêu âm và xét nghiệm sàng lọc huyết thanh của người mẹ. Các khuyết tật ống thần kinh và rối loạn nhiễm sắc thể cũng có thể được phát hiện ở thai nhi thông qua một số dịch vụ kiểm tra.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn đời
Bên cạnh trách nhiệm từ người phụ nữ thì người chồng, người cha cũng có thể đóng góp một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa các khuyết tật về sức khỏe cho thai nhi. Quan tâm hơn đến cơ thể người vợ và nâng cao nhận thức về chế độ chăm sóc là cách để người phụ nữ luôn giữ một tinh thần tốt trong suốt thai kỳ.
Dị tật thai nhi có thể tác động nghiêm trọng đến thể chất của em bé cũng như tâm lý của những người làm cha, làm mẹ. Bên cạnh lời khuyên về chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, các nhà nghiên cứu cũng đang nỗ lực tìm hiểu về dị tật để mang đến niềm hy vọng cho những người mẹ và gia đình của họ.
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
3 địa chỉ tìm lại tuổi thanh xuân - căng da mặt bằng chỉ 4D tại Hà Nội
7 bí quyết chăm sóc da mùa hè
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!