Giúp trẻ có những thói quen lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ có nhiều lợi ích lâu dài. Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể giúp trẻ nhận thức được việc lựa chọn thực phẩm và thói quen hoạt động thể chất. Dưới đây là một số lời khuyên và hướng dẫn để giúp bạn thực hiện điều đó.
1. Là tấm gương tốt: Bạn không cần phải hoàn hảo mọi lúc, nhưng nếu trẻ thấy bạn nên cố gắng ăn uống điều độ và tập luyện thể chất, chúng sẽ chú ý tới những cố gắng của bạn. Bạn sẽ mang đến thông điệp rằng sức khỏe vô cùng quan trọng đối với cả gia đình.
2. Giữ tinh thần lạc quan: Trẻ không muốn nghe bạn nói những thứ chúng không thể làm. Thay vì thế hãy khuyến khích trẻ những việc trẻ có thể. Để mọi thứ vui vẻ và tích cực. Ai cũng đều thích được khen ngợi khi hoàn thành việc gì đó. Do vậy hãy ca ngợi thành công và giúp đỡ trẻ sẽ khiến chúng phát triển bản thân tốt hơn.
3. Lên kế hoạch đi chơi: Đừng quên lên kế hoạch để cả nhà đi chơi cùng nhau. Đi bộ, đi xe đạp, đi bơi, sân vườn, hoặc chỉ chơi trốn tìm bên ngoài cũng đều có ích. Mọi người sẽ được hưởng lợi từ việc luyện tập và dành thời gian với nhau.
4. Hãy thực tế: Thiết lập mục tiêu và các giới hạn thực tế là chìa khóa để hình thành bất kỳ thói quen mới nào. Từng bước nhỏ và dần dần sẽ mang lại sự khác biệt lớn theo thời gian. Do đó hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và tăng dần lên.
5. Hạn chế xem ti vi, trò chơi điện tử: Những thói quen này dẫn đến lối sống ít vận động và ăn vặt quá nhiều, làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch. Hãy hạn chế thời gian sử dụng của trẻ không quá 2 giờ mỗi ngày.
6. Khuyến khích những hoạt động thể chất mà trẻ thích: Mỗi đứa trẻ đều khác biệt. Hãy để chúng thử những hoạt động khác nhau cho đến khi chúng tìm được thứ chúng thực sự thích. Trẻ sẽ gắn bó với hoạt động đó lâu dài nếu trẻ thích.
7. Phần thưởng rất hữu ích: Đừng thưởng cho trẻ bằng việc xem ti vi, chơi điện tử, kẹo hay đồ ăn vặt khi trẻ hoàn thành việc gì đó. Hãy tìm những cách khác lành mạnh hơn để khích lệ những hành vi tốt của trẻ.
8. Ăn tối cùng nhau: Khi cả gia đình cùng ngồi ăn với nhau, trẻ sẽ ít cơ hội động đến những thực phẩm không lành mạnh hoặc đồ ăn vặt. Hãy để trẻ tham gia vào việc chuẩn bị cũng như lên kế hoạch cho bữa ăn. Như thế mọi người đều phát triển thói quen ăn uống tốt với nhau và thời gian cùng gia đình sẽ là phần thưởng vô giá.
9. Chơi trò đọc tên thực phẩm: Cả gia đình sẽ học những thứ tốt cho sức khỏe, từ đó ý thức hơn về những thực phẩm tiêu thụ. Đây là thói quen có thể giúp thay đổi hành vi suốt cả cuộc đời. Cũng nên tìm hiểu thêm về cách đọc nhãn dinh dưỡng.
10. Giữ lập trường: Luôn ủng hộ trẻ ngày càng khỏe mạnh. Dạy trẻ chú ý tới những lựa chọn tốt trong trường học. Chắc chắn rằng các nhà cung cấp sức khỏe nắm rõ các số tim mạch như BMI, huyết áp và cholesterol. Liên lạc với cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cảm thấy không ổn.
(Nguồn: www.heart.org)
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!