10 cách kỷ luật con sai mà đa số bố mẹ thường mắc phải

Bí quyết dạy con - 04/16/2024

Trong quá trình nuôi dạy con, bạn không thể thiếu việc kỷ luật con. Thế nhưng, đôi khi bố mẹ kỷ luật con không đúng cách mà mình không nhận ra.

Trong quá trình nuôi dạy con, bạn không thể thiếu việc kỷ luật con. Thế nhưng, đôi khi bố mẹ kỷ luật con không đúng cách mà mình không nhận ra.

Làm sao để trẻ có hành vi đúng mực luôn là câu hỏi khó trả lời nhất trong việc nuôi dạy con cái, đặc biệt là khi trẻ bướng bỉnh và ít khi nghe lời bạn nói. Tuy nhiên, nếu bạn la hét hay tịch thu đồ chơi yêu thích của trẻ để kỷ luật con sẽ phản tác dụng đấy. Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số cách kỷ luật con sai lầm mà đôi khi mình mắc phải.

1. “Đút lót” cho trẻ

Khi đi siêu thị, trẻ bắt đầu la hét, quậy phá, bạn liền đưa cho trẻ một cây kẹo để trẻ ngồi yên. Hành động này có thể gửi đến trẻ thông điệp không tốt. Trẻ sẽ nghĩ đó là phần thưởng cho hành vi không tốt.

Giải pháp: Bạn hãy cho bé phần thưởng khi bé làm việc tốt. Ví dụ, bạn hãy nói với trẻ: “Khi đi siêu thị, nếu con ngoan thì sau khi mua đồ, chúng ta sẽ đi ăn kem nhé”. Điều này sẽ giúp trẻ không liên kết giữa phần thưởng với những hành vi không tốt.

2. Hét vào mặt trẻ

Đây là điều nhiều bố mẹ thường làm khi trẻ làm điều sai. Thế nhưng, hét lên chỉ cho thấy bạn không nghĩ ra điều gì khác để làm.

Bố mẹ thường nghĩ rằng la lớn tiếng mỗi khi trẻ làm sai sẽ hữu ích. Tuy nhiên, việc này chỉ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và làm mất kết nối giữa bạn và con. Bên cạnh đó, hành động này cũng không giúp trẻ nhớ được mình đã sai ở đâu mà chỉ ép trẻ phải làm như vậy ở thời điểm đó.

Giải pháp: Bạn luôn giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng về hành động của trẻ.

3. Không kiên định

Không kiên định trong các nguyên tắc là một sai lầm khá phổ biến của nhiều bố mẹ. Ví dụ, tuần này bạn yêu cầu con dọn phòng. Đến tuần sau, phòng con bừa bộn trở lại, nhưng bạn đã chán với việc bắt con dọn phòng nên không nói đến nữa. Điều này sẽ khiến trẻ không biết rõ phản ứng của bạn cũng như mong đợi của bạn với trẻ.

Giải pháp: Bạn nên duy trì những nguyên tắc mà mình đặt ra. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng dù mệt và bận tới đâu, trẻ vẫn phải dọn phòng, vì đó là công việc cần thiết và bắt buộc.

4. Quyết định theo ý mình

Một sai lầm của bố mẹ nữa là áp đặt con làm theo ý mình. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Giải pháp: Nếu trẻ hơn 5 tuổi, bạn nên hỏi ý kiến của trẻ về những quy tắc mà mình đặt ra. Sau khi đã thống nhất, trẻ sẽ biết mình phải làm gì.

5. So sánh trẻ với anh chị em

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi có ai đó cứ liên tục so sánh bạn với chồng? Chắc hẳn là vô cùng khó chịu đúng không?

Tương tự vậy, trẻ sẽ cảm thấy chán nản khi bạn cứ so sánh trẻ với anh chị em hoặc bạn bè của mình. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ và nghĩ xem trẻ đang cảm thấy như thế nào.

Giải pháp: Mỗi trẻ sẽ có tính cách khác nhau. Do đó, bạn không bao giờ so sánh con với bất cứ ai.

6. Cách ly và ngồi một góc

10 cách kỷ luật con sai mà đa số bố mẹ thường mắc phải

Đây là cách kỷ luật con mà bạn nên nói không. Mỗi khi trẻ hư, bố mẹ sẽ cách ly trẻ và bắt trẻ ngồi một góc để suy nghĩ. Thế nhưng, không đứa trẻ nào nghĩ về lỗi lầm của chúng mà chúng chỉ nghĩ rằng: “Mình ghét ba/mẹ vì đã phạt mình”, “Mình sẽ không thèm nói chuyện với ba mẹ nữa”…

Giải pháp: Bạn hãy tạo ra một “chiếc ghế thư giãn” và ngồi kế bên trẻ. Điều này sẽ ngăn trẻ không có những suy nghĩ tiêu cực.

7. Muốn trở thành bạn chứ không phải là bố mẹ

Đôi khi, việc la mắng khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Tuy nhiên, bạn hiểu rằng trách nhiệm của bạn là phải dạy trẻ biết cách ứng xử và sống độc lập khi ra ngoài xã hội. Nếu bạn chỉ làm bạn với con thì bạn sẽ không thể làm được điều này.

Giải pháp: Nếu khi dạy con, bạn mềm lòng mỗi khi trẻ khóc thì trẻ sẽ càng được nước làm tới đấy. Là bố mẹ, bạn phải cân nhắc về lâu dài và nghĩ rằng: “Tôi muốn con mình trở thành người tốt nhất”. Do đó, bạn cần phải thiết lập các giới hạn và giúp trẻ hiểu được điều này.

8. Phạt trẻ

Phạt con là cách nhiều bố mẹ thường làm. Thế nhưng, nếu các hình phạt có tác dụng thì bạn đã không cần phải dùng đến chúng.

Giải pháp: Hãy để trẻ hiểu nếu trẻ không làm thì sẽ nhận được kết quả gì. Ví dụ, nếu trẻ không chịu mặc áo khoác, trẻ sẽ bị cảm lạnh. Đừng đưa áo khoác cho trẻ khi trẻ bị lạnh vì điều đó sẽ khiến trẻ nghĩ rằng bạn luôn giúp trẻ.

9. Đe dọa mà không làm

Không đe dọa trẻ. Ví dụ, đừng nói: “Nếu nghịch ngợm con sẽ không được ăn tối” vì sau đó, bạn chắc chắn sẽ dẫn trẻ đi ăn tối thôi.

Giải pháp: Trẻ nhỏ thông minh và luôn biết lựa chọn. Nếu trẻ không ngoan, hãy nói với trẻ điều gì sẽ xảy ra nếu con làm như vậy. Và sau đó, thực hiện đúng những gì bạn đã nói.

10. La mắng để kỷ luật con

Không ai thích la mắng con nhưng đôi khi đây là cách duy nhất để trẻ chịu nghe bạn nói. Tuy nhiên, nếu bạn cứ la mắng hoặc cằn nhằn trẻ thì não trẻ sẽ bị ấn tượng bởi việc bạn nghĩ trẻ là một đứa lười biếng hoặc lãng phí. Sau đó, trẻ sẽ cảm thấy đờ đẫn trước những gì bạn nói. Do đó, trẻ sẽ không còn nhớ điều gì nữa.

Giải pháp: Bạn hãy trò chuyện với con và tìm cách cải thiện tình hình. Ví dụ, nếu thấy trẻ luôn thích vứt quần áo lung tung mỗi khi đi học về, bạn hãy thường xuyên nhắc nhở để trẻ nhớ và làm theo.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 5 biện pháp hiệu quả rèn tính kỷ luật cho trẻ
  • 7 câu hỏi giúp bạn biết cách phạt con thông minh
  • Trừng phạt tích cực và những điều bạn nên biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!