Theo chuyên gia của Hội Dị ứng, miễn dịch lâm sàng Việt Nam, đối với nhiều loại kháng sinh, việc thử phản ứng trước tiêm là không cần thiết, bởi với những trường hợp có cơ địa dị ứng bệnh nhân có thể phản ứng và có sốc ngay cả với mũi thử.
Cần sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ (Ảnh: Internet)
Nhiều trường hợp bệnh nhân đã tử vong ngay sau khi làm test thử. Các nghiên cứu tại nhiều địa phương ở nước ta cho thấy, hơn 8,5% dân số từng bị dị ứng thuốc. Trong số các ca dị ứng thuốc, sốc phản vệ chiếm khoảng 10%.
Nếu bị sốc phản vệ, chỉ 1-2 phút sau tiêm, bệnh nhân choáng váng, tím tái, nổi mày đay, tụt huyết áp, suy hô hấp, khó thở, hôn mê và nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. Theo quy định của Bộ Y tế thì các BV phải trang bị hộp chống sốc và phác đồ cấp cứu chống sốc để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên, có thực trạng ở nhiều bệnh viện, hộp thuốc cấp cứu chống sốc chưa được sử dụng hiệu quả, thậm chí có rất nhiều cơ sở lưu giữ thuốc quá hạn sử dụng trong hộp chống sốc.
>> Xem thêm: Hỏi – đáp về bệnh sốc phản vệ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!