12 cách kiểm soát trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động

Chăm Sóc Bé - 01/16/2025

Những đứa trẻ bị mắc hội chứng tăng động, thiếu chú ý (viết tắt tiếng anh là ADHD) sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành những nhiệm vụ được giao, ví dụ như những bài tập về nhà hay những việc vặt trong gia đình.

Những đứa trẻ bị mắc hội chứng tăng động, thiếu chú ý (viết tắt tiếng anh là ADHD) sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành những nhiệm vụ được giao, ví dụ như những bài tập về nhà hay những việc vặt trong gia đình.

Chúng thực sự gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao và chúng luôn cảm thấy buồn chán.

Thậm chí ngay cả đối với những nhiệm vụ có nhiều thú vị, dễ chịu cũng đều là những thử thách đối với chúng. Nếu không có một động lực mạnh mẽ nào đó làm hấp dẫn chúng, thì những đứa trẻ mắc hội chứng ADHD rất khó để có thể hoàn thành bất cứ việc gì - ngay cả khi đó là những điều mà bản thân chúng rất muốn làm," Elaine Taylor - Klaus, một nhà giáo dục và huấn luyện viên của các bậc cha mẹ nói.

12 cách kiểm soát trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động

Một số bậc phụ huynh đang tự mắc phải sai lầm khi bản thân họ luôn cố gắng truyền cảm hứng , động lực cho những đứa con của họ bị mắc chứng ADHD bằng cách la hét , dọa nạt hay lấy đi đồ dùng của chúng, cô nói. Cô thường xuyên nhận được những cuộc gọi than phiền từ các bậc cha mẹ với giọng bực tức: " Tôi không biết phải làm gì nữa, chẳng còn thứ gì bỏ lại để tôi có thể lấy nó đi, con trai và con gái của tôi dường như chẳng để ý đến bất cứ điều gì ".

Nguyên nhân là vì những lời la hét, dọa nạt, sự xấu hổ và tội lỗi mà các bậc phụ huynh tạo ra cho con cái của họ đã không phát huy tác dụng. Ngược lại, những thứ này còn làm cho mọi thứ trở lên khó khăn và tồi tệ hơn

Một sai lầm thường thấy khác là việc cách ly và cô lập những đứa con của bạn, hay hạn chế những di chuyển, hoạt động và lờ đi những " trò giải trí " của chúng, ví dụ như âm nhạc. Đối với những đứa trẻ mắc chứng ADHD thì những trò tiêu khiển như thế này thực sự rất hữu dụng.

Đó là điều hết sức khó khăn, nhưng các bậc cha mẹ nên hiểu rằng, với những đứa con của họ, bản thân chúng không phải tránh thực hiện những việc mà chúng cần phải làm , để chỉ luôn tỏ ra thô lỗ, khó khăn hay thiếu tôn trọng người khác - chỉ là trong chúng không tồn tại một cơ chế có khả năng tự kích hoạt bản thân có những động lực thực sự để hoạt động.

12 cách kiểm soát trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng những chiến lược khác nhau để giúp những đứa trẻ của họ tham gia hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Dưới đây là 12 cách mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng:

1. Dành cho con một tình thương vô hạn

Taylor - Klau đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thể hiện tình thương yêu con xuất phát từ tấm lòng của bậc làm cha mẹ " Đó thực sự là một điều khó khăn để làm khuấy động lũ trẻ, để khiến chúng tập trung và sau đó là duy trì những nỗ lực của bản thân. Đó là một lượng lớn các chức năng điều hành được yêu cầu cần áp dụng chỉ để làm một bài tập về nhà được giao.

2. Tạo động lực thúc đẩy con

Lại một lần nữa, động lực được xem là thứ vô cùng quan trọng đối với những đứa trẻ mắc hội chứng ADHD. " Có 5 thứ có thể tạo ra sự thúc đẩy đối với những não bộ bị chứng ADHD này đó là " sự mới mẻ, sự cạnh tranh, sự thúc giục, sự thú vị và sự hài hước," Taylor - Klaus, là người đồng sáng lập của trang Impact ADHD.com. Một trang trực tuyến hỗ trợ nguồn lực đào tạo, hướng dẫn các bậc cha mẹ về cách quản lý, kiểm soát hiệu quả trẻ mắc hội chứng ADHD và những nhu cầu " phức tạp" khác.

Không phải tất cả những phương pháp này lúc nào cũng phát huy tác dụng của nó, đặc biệt là tính cạnh tranh , cô nói. Nhưng việc áp dụng những chiến lược sáng tạo kết hợp đan xen nhau có thể giúp chúng.

Ngoài ra, tập trung vào những điều cá nhân có thể giúp tạo cho chúng động lực . Ví dụ, Taylor - Klaus đã phối hợp làm việc với một phụ huynh có con trai 8 tuổi đã phải cù vào người để giúp con dậy mỗi sáng ." Hành động này sẽ không có tác dụng với tất cả những đứa trẻ bị mắc hội chứng ADHD, tuy nhiên nó sẽ mang lại hiệu quả đối với những đứa trẻ thích sự vui vẻ và cần có nguồn năng lượng kích thích vào buổi sáng ."

12 cách kiểm soát trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động

3. Yêu cầu trẻ làm việc gì đó trước

Thỉnh thoảng, bạn hãy yêu cầu con tham gia vào một hoạt động nào đó để tạo ra sự vui vẻ, thoải mái trước khi bắt tay vào làm bài tập về nhà được giao, như đọc truyện tranh và sau đó là làm bài tập." Taylor nói . Cô đã chia sẻ nhiều ví dụ khác: tập hít đẩy tường hay đẩy tay.

4. Làm việc tập trung và giải lao giữa giờ

Hãy để cho con bạn biết chúng có thể làm việc trong khoảng thời gian nhất định đồng thời có những giây phút giải lao ngắn giữa giờ, Goldrich nói, nhà sáng lập của PTS hướng dẫn viên. Ví dụ, chúng có thể hoạt động trong khoảng từ 15 đến 20 phút và sau đó có 5 phút nghỉ giải lao.

" Con của bạn sẽ có khả năng tập trung hơn và làm việc hiệu quả hơn với với sự tập trung tối đa," cô nói.

5. Kết hợp chơi thể thao với học tập

Hãy chơi cùng con khi chúng đang xem lại các thông tin, Goldrich nói:" Bạn có thể ném cho con 1 quả bóng và bảo chúng ném lại cho bạn khi chúng trả lời đúng câu hỏi chẳng hạn."

Hoặc giúp chúng " học cách đành vần chữ cái hay sự kiện toán học trong khi đập nảy 1 quả bóng rổ," Taylor - Klaus nói.

Nhìn chung, sự di chuyển rất có lợi với những đứa trẻ mắc chứng ADHD. " Có rất nhiều em mắc hội chứng này là những đứa trẻ có khả năng học tập các môn học liên quan đến vận động, vì chúng có sự suy nghĩ tốt hơn trong khi được di chuyển." Cô nói.

" Thực tế, có rất nhiều đứa trẻ là hiếu động thái quá, có thể ngồi một chỗ nhưng biết chắc là chẳng thu được kiến thức gì vào đầu trong khi học ." Đó là lý do tại sao việc cố gắng ngồi yên một chỗ ở trong lớp lại trở lên khó khăn đến vậy. Nếu như não bộ và cơ thể của chúng đang rất muốn được chuyển động, nhưng cuối cùng chúng lại phải dồn hết năng lượng của mình chỉ để cố ngồi yên một chỗ, càng làm cho chúng khó khăn hơn để có thể nghe lời giảng bài của thầy cô giáo". Cô nói.

12 cách kiểm soát trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động

6. Chơi trò chơi

Goldrich đề nghị việc chơi với sự tập trung bằng cách in 2 bộ thẻ và đặt chúng trên sàn nhà.

7. Bấm thời gian cho chúng

Ví dụ, " đặt đồng hồ bấm giờ để biết được một đứa trẻ có thể viết bao nhiêu chữ cái trước khi hết giờ," Taylor - Klaus nói

8. Khuyến khích sự sáng tạo của con

Bạn có thể yêu cầu con sáng tạo ra một trò chơi nhằm giúp cho việc học trở lên thú vị, vui vẻ hơn, Goldrich nói." Hãy để chúng sáng tạo."

9. Thay đổi môi trường cho trẻ

Bạn có thể để chúng hoàn thành việc làm bài tập về nhà ở nhiều địa điểm khác nhau, Taylor - Klaus nói. Ví dụ, nơi ưa thích mới của con gái cô ấy là nằm ở trên bàn trong nhà ăn." Nó thích nằm xuống và để đôi chân của mình thõng xuống cuối cùng."

12 cách kiểm soát trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động

10. Cho trẻ nghe nhạc

" Bạn có thể cho phép con nghe nhạc miễn là đừng để hoạt động này trở thành trọng tâm của mọi thứ," Goldrich nói " Hãy trao cho chúng quyền được tự mình trải nghiệm những điều khác nhau để có thể biết việc gì là phù hợp và tốt nhất với chúng."

11. Cho con nhai kẹo cao su

Goldrich đã nhận ra rằng : " Bất kỳ hoạt động nhai nào - bao gồm cả kẹo cao su và đồ ăn nhẹ có tính giòn như cà rốt - dưỡng như những loại thức ăn này có thể giúp những đứa trẻ mắc chứng ADHD tăng khả năng tập trung hơn.

12.Thỏa thuận với giáo viên của con

Hãy xem nếu có nhiều cách để thay đổi và điều chỉnh những bài tập về nhà của con như được yêu cầu bằng việc có một sự thỏa thuận nhất định với giáo viên đã gửi cho bạn... sẽ mất khá nhiều thời gian để giúp bạn có thể thấy được sự phù hợp," Goldrich nói.

Con của bạn đã phải rất vất vả để vật lộn với đống bài tập suốt cả ngày rồi." Có nhiều đứa trong số chúng cần có thêm thời gian để hoàn thành lượng bài tập đó - và việc cần có thêm thời gian làm bài tập đôi khi quá nhiều đối với chúng!"

Cô đã đưa ra một ví dụ: Nếu con bạn đã cố hết sức mình để hoàn thành hết đống bài tập trong một khoảng thời gian hợp lý nhưng cuối cùng vẫn không xong, bạn có thể viết một ghi chú nhỏ và thông báo điều này đến thầy cô giáo của con. Bạn cũng có thể thông báo đến giáo viên các tình tiết giảm nhẹm

Hoàn thành nhiệm vụ được giao thực sự khó khăn đối với những trẻ bị mắc chứng rối loạn tăng động, thiếu chú ý (ADHD). Và việc sử dụng những biện pháp đa dạng, sáng tạo để giúp và kích thích con hoạt động có thể phát huy hiệu quả.

Theo Psych Central

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!