12 mẹo nhỏ giúp kiểm soát stress hiệu quả

Sức Khỏe Tinh Thần - 04/19/2024

Stress là phản ứng của con người khi chịu quá nhiều áp lực hoặc phải thực hiện các yêu cầu vượt quá khả năng. Stress xảy ra khi họ thấy lo lắng và không thể làm gì hơn để đối phó với nó. Stress "hủy hoại" tinh thần và khả năng chịu đựng của cơ thể khi chúng ta cố gắng để đương đầu với những thay đổi liên tục của môi trường xung quanh. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn kiểm soát stress hiệu quả.

Stress là phản ứng của con người khi chịu quá nhiều áp lực hoặc phải thực hiện các yêu cầu vượt quá khả năng. Stress xảy ra khi họ thấy lo lắng và không thể làm gì hơn để đối phó với nó. Stress "hủy hoại" tinh thần và khả năng chịu đựng của cơ thể khi chúng ta cố gắng để đương đầu với những thay đổi liên tục của môi trường xung quanh. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn kiểm soát stress hiệu quả.

A. Làm thế nào bạn biết mình đang bị stress?

Để ý triệu chứng cảnh báo.

1. Triệu chứng vật lý

- Mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, đau cơ, cứng khớp ( đặc biệt là cổ, vai và lưng )
- Tim đập nhanh, đau ngực, đau bụng, buồn nôn, run rẩy
- Tứ chi lạnh, đỏ bừng hoặc đổ mồ hôi và cảm lạnh thường xuyên

12 mẹo nhỏ giúp kiểm soát stress hiệu quả

2. Triệu chứng nhận thức

- Giảm trí nhớ và sự tập trung.
- Do dự, rối loạn hoặc cảm thấy trống rỗng
- Bối rối , không còn sự hài hước
- Kém lanh lợi

12 mẹo nhỏ giúp kiểm soát stress hiệu quả

3. Triệu chứng cảm xúc

- Cáu gắt
- Căng thẳng
- Trầm cảm, mất ngủ
- Tức giận, thất vọng, lo lắng
- Sợ hãi, thiếu kiên nhẫn, tuyệt vọng

12 mẹo nhỏ giúp kiểm soát stress hiệu quả

4. Triệu chứng hành vi

- Nóng nảy, ăn nhiều, hút thuốc lá, uống rượu nhiều
- Chần chừ
- Khóc, la hét, trách móc và thậm chí ném đồ vật
- Có ý định tự tử

Nếu bạn đang phải đối mặt với những triệu chứng dai dẳng trong khi không gặp bất kỳ vấn đề y tế nào thì nó có thể là do stress gây ra!

12 mẹo nhỏ giúp kiểm soát stress hiệu quả

B. Làm thế nào để kiểm soát stress?

1. Điều quan trọng nhất là phải chấp nhận sự thật rằng stress có ảnh hưởng rất lớn.

2. Không nên thụ động chờ đợi mọi thứ tự động thay đổi , các triệu chứng có thể bắt đầu đột ngột, nhưng sẽ không biến mất nhanh như thế.

3. Chấp nhận và đối mặt với stress (tình hình gia đình, công việc liên quan, tài chính, trẻ em, các mối quan hệ vv).

4. Hãy nhớ không có cách nào giảm stress nhanh chóng, trừ việc lên kế hoạch nhằm hạn chế ảnh hưởng của stress.

5. Tạo động lực để duy trì sức khoẻ bất chấp những thứ tồi tệ xảy ra xung quanh chúng ta.

6. Đừng cố che giấu vấn đề của bạn. Chia sẻ cảm xúc của bạn với một ai đó hoặc viết nhật ký.

7. Thường xuyên luyện tập các kỹ thuật thư giãn như: tụng kinh, Pranayama (bài tập đồng bộ hơi thở), yoga, tập thể dục, cầu nguyện, vv...

8. Thực hiện theo chế độ ăn uống bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe - nhiều trái cây, các loại hạt, rau, đậu , vv

9. Cố gắng lặp lại các hoạt động khiến bạn cảm thấy tốt hơn - nghe nhạc, đọc sách, khiêu vũ, vv...

10. Duy trì giấc ngủ ngon và đủ giấc.

11. Nếu stress ngày càng trở lên tồi tệ hoặc bạn cảm thấy thật khó để đối phó, thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ . Hầu hết các trường hợp đều có thể được giải quyết bằng cách tư vấn và hướng dẫn, còn bạn thì nên mở lòng hơn .

12. Cuộc sống này thật đẹp , mọi người đều có quyền hưởng một cuộc sống tươi đẹp . Hạnh phúc nằm trong tầm tay chúng ta . Hãy luôn nhớ nếu chính bạn không thể làm cho cuộc sống của mình tốt hơn thì không ai có thể giúp bạn.

Dr. Naveen Jayaram (*)

(Nguồn: www.practo.com)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!