Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ sơ sinh thì biết gì mà chơi, các bé có hiểu và nắm bắt được luật chơi đâu. Nhưng thực tế thì lại hoàn toàn khác, bé tuy còn khá nhỏ nhưng bộ não đang phát triển với tốc độ chóng mặt và mấu chốt của trò chơi nằm ở sự vui vẻ, thư giãn, và tăng cường sức khỏe cho bé.
Theo nhà tâm lý học lâm sàng Eileen Kennedy-Moore (Mỹ), tác giả cuốn Growing Friendships, trẻ sẽ bị cuốn hút vào các trò chơi và học được nhiều điều thú vị. Khi thành thạo và chơi quen, bé sẽ dần học được cách phản xạ và chơi giỏi hơn bố mẹ vẫn tưởng. Bà cho biết: “Chơi cùng bé không nhằm mục đích dạy bé bất cứ khái niệm hay luật chơi cụ thể nào, mà điều quan trọng nhất ở đây đó chính là tạo ra khoảng thời gian thư giãn, vui vẻ giữa cha mẹ và con cái ngay từ những năm tháng đầu đời. Thông quatrò chơivới cha mẹ, bé sẽ dần nhận thức và học được cách chơi với các bạn sau này”.
Sau đây là list danh sách những trò chơi vừa bổ ích cho sự phát triển của bé sơ sinh trong năm đầu đời vừa giúp gắn kết tình cảm mà cha mẹ nào cũng có thể tham khảo và áp dụng với bé nhà mình:
1 tháng tuổi: Tạo khuôn mặt hài hước
Khi bé được 1 tháng tuổi, bé có thể bắt chước các cử động, biến đổi trên khuôn mặt giống như cách mà mẹ và bố đang làm. Trò chơinày không có gì quá phức tạp, bố mẹ chỉ cần chun mũi, mở to mắt, cười thật tươi với bé là đủ rồi.
2 tháng tuổi: Bóng bay biết nhảy múa
Trong trò chơi này, mẹ hãy buộc 1 quả bóng bay (loại bóng bơm khí heli có thể bay lơ lửng) vào chân của bé. Mỗi lần bé đạp, cử động chân thì quả bóng cũng sẽ nhún nhảy bay theo nhịp chuyển động của chân bé, và mẹ chỉ cần ngồi quan sát phản ứng vô cùng thích thú của bé mà thôi. “Vì bé chưa hiểu được nguyên nhân tại sao quả bóng lại bay nhảy hấp dẫn như vậy nên bé sẽ tỏ ra thích thú và hưởng ứng trò chơi này”, bà Eileen Kennedy giải thích thêm.
3 tháng tuổi: Kết hợp nhạc và múa hát
Khi bé 3 tháng tuổi, mẹ có thể bật các bài hát thiếu nhi đồng thời múa tay theo điệu nhạc. Trò vui này chắc chắn sẽ làm cho bé phải chăm chú theo dõi tay mẹ múa và đập tay chân theo điệu nhạc vui nhộn.
4 tháng tuổi: Trò chơi bắt chước âm thanh
Các bé từ 4 tháng tuổi có thể bắt chước hay “nhại” theo được một số âm thanh mà cha mẹ phát ra hoặc bé nghe thấy được. Mẹ có thể bật những bài hát có nhiều âm thanh như tiếng kêu của các con vật để cho bé bắt chước theo.
5 tháng tuổi: Với bắt đồ vật
Lúc này bé đã biết lẫy, biết vươn người để tóm lấy món đồ bé thích rồi. Cha mẹ hãy cùng bé chơi trò chơi: Để những món đồ chơi xa tầm với của bé, sau đó vỗ tay khuyến khích hoặc gợi ý để bé trườn lên lấy đồ chơi. Khi phát hiện ra mục tiêu, bé sẽ nhanh chóng lắc mình, cuộn người hoặc làm mọi cách để tiến đến chỗ đó. Việc của cha mẹ là cổ vũ bé tiến lên thôi.
6 tháng tuổi: Tay nào có, tay nào không
Đây là giai đoạn mà bé có thể quan sát và truy tìm dấu vết của đồ vật. Mẹ có thể cùng bé chơi trò chọn tay nào có, tay nào không. Đơn giản là mẹ để đồ chơi vào lòng bàn tay mẹ, sau đó nắm chặt tay lại nhưng không để bé nhìn thấy rồi đưa 2 tay ra và đề nghị bé tìm xem tay nào mới có món đồ bên trong.
7 tháng tuổi: Ghép hình khuôn mặt
Bé có thể nhận ra khuôn mặt của những người thân trong gia đình rồi. Mẹ hãy chơi trò nhận diện khuôn mặt thông qua các miếng cắt từ hình ảnh của ông, bà hay chính bố, mẹ bé. Sau đó để riêng ra và hướng dẫn bé ghép lại sao cho đúng với từng người.
8 tháng tuổi: Trò chơi ú òa
Ú òa là trò chơi đơn giản và có thực hiện ở bất cứ đâu mà không cần dụng cụ nào hỗ trợ. Mẹ chỉ cần úp 2 bàn tay lên mặt, lắc đầu một chút rồi bất ngờ mở tay che mặt ra. Bé có thể dễ dàng nhận ra khuôn mặt thân quen và tỏ ra vô cùng phấn khích khi bất ngờ thấy mẹ qua các động tác úp mở của đôi tay.
9 tháng tuổi: Trò chơi cùng vỗ tay
Bé đang dần phát triển các kĩ năng vận động tinh để điều khiển bàn tay và các ngón tay. Trò chơi đập tay sẽ giúp bé tập phản xạ với đôi tay thuần thục hơn. Mẹ hướng dẫn bé cùng chơi trò vỗ tay, đập tay mẹ vào tay bé và luân phiên thay đổi tay.
10 tháng tuổi: Trò chơi hỏi - đáp
Các bé ở giai đoạn này có thể phối hợp bắt nhịp với 2 xu hướng hành động cùng lúc. Ví dụ, nếu mẹ ngậm tròn miệng và nói “MMMM” thì bé sẽ đáp lại “Bụp” như kiểu mô phỏng tiếng quả bóng vỡ. Cứ lặp lại như vậy.
11 tháng tuổi: Thử thách với chiếc thìa
Bé có thể tập cầm thìa và tự xúc thức ăn từ 11 tháng tuổi. Mẹ có thể tận dụng cơ hội này để chơi cùng bé đồng thời giúp tăng khả năng giữ thăng bằng cho bé. Mẹ đặt miếng bánh hoặc mẩu thức ăn lên thìa của bé và cổ vũ để bé giữ chiếc thìa sao cho thức ăn không bị rơi ra ngoài.
12 tháng tuổi: Trò chơi với chiếc gương soi
Các bé từ 12-18 tháng tuổi sẽ dần phân biệt được đâu là hình thật và đâu là hình trong gương phản chiếu lại. Có một trò chơi thú vị để kiểm tra khả năng nhận diện của bé. Mẹ chấm một vết mực đỏ lên mũi bé, sau đó cho bé soi gương. Nếu bé chưa phân biệt được thật giả thì bé sẽ tiến chiếc gương và sờ vào gương, còn nếu bé phân biệt tốt thì bé tự sờ lên mũi mình để kiểm tra.
Theo bà Eileen Kennedy, mặc dù những tháng đầu mẹ và bé chưa thể giao tiếp với nhau được nhiều, nhưng cha mẹ lưu ý cần theo dõi phản ứng của trẻ trong khi chơi để xem bé vẫn chăm chú theo dõi trò chơi, hành động của mẹ hay là quay đầu đi chỗ khác. Nếu bé tỏ ra không mấy hào hứng thì có nghĩa là bé đang bị quá tải, cha mẹ nên tạm dừng và thử lại sau.
Mỗi loại trò chơi sẽ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé, tuy nhiên nếu thấy bé chưa bắt kịp với hoạt động nào đó thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bởi đơn giản mỗi bé là 1 cá thể hoàn toàn độc lập và riêng biệt, sự phát triển của mỗi bé cũng không thể giống nhau hoàn toàn.
Nguồn: Father
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!