Người muốn lấy lòng người khác là người luôn muốn tất cả mọi người xung quanh mình hài lòng và làm bất cứ điều gì theo yêu cầu của họ. Vậy làm thế nào để bạn từ chối được sự nịnh bợ đầy cám dỗ này?
Theo Susan Newman – Tiến sĩ, nhà tâm lý xã hội người New Jersey (Hoa Kỳ): "Họ luôn đặt người khác lên trên bản thân mình", cô nói. Đối với một số người, nói "có" là một thói quen; nó gần như một cơn nghiện làm cho họ cảm thấy điều đó là cần thiết. Điều này làm cho họ cảm thấy quan trọng và dường như họ đang góp một phần công sức vào cuộc sống của người khác.
Linda Tillman - Tiến sĩ, nhà tâm lý học ở Atlanta cho biết, những người này thường lo lắng người khác sẽ nghĩ thế nào khi họ nói không. Mọi người không muốn bị xem là lười biếng, vô tâm, ích kỷ hoặc hoàn toàn ích kỷ. Họ sợ người khác sẽ không thích và họ sẽ bị loại ra khỏi nhóm cho dù đó là bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp.
Điều mà nhiều người lấy lòng người khác không nhận thức được là họ có thể gặp nguy cơ nghiêm trọng. Điều này không chỉ đặt rất nhiều áp lực và căng thẳng cho bản thân người đó, mà về cơ bản có thể làm cho bạn bị bệnh. Bạn có thể mất ngủ, lo lắng và buồn bã. Bạn cũng sẽ cạn kiệt các nguồn năng lượng. Trong trường hợp xấu nhất, bạn thức dậy và thấy mình chán nản, bởi vì bạn đang quá tải. Dưới đây là một loạt các biện pháp giúp bạn ngăn chặn được một người lấy lòng người khác và cuối cùng sẽ trả lời “không”.
1. Nhận ra bạn có một sự lựa chọn
Một người thường lấy lòng người khác khi muốn nhờ người đó giúp đỡ. Hãy nhớ rằng bạn luôn có một sự lựa chọn để nói “không”, Newman nói.
2. Xét ưu tiên
Biết ưu tiên và đề cao giá trị của bản thân sẽ giúp bạn ngăn chặn những người lấy lòng người khác. Bạn biết khi nào bạn cảm thấy thoải mái để nói “không” hoặc nói “có”. Hãy tự hỏi mình "những điều quan trọng nhất với tôi là gì?"
3. Tự đặt câu hỏi
Bất cứ khi nào ai đó nhờ bạn giúp đỡ, bạn hoàn toàn có thể nói rằng bạn cần suy nghĩ về điều đó. Điều này cho bạn cơ hội để xem xét có thể giúp đỡ họ hay không.
Newman khuyên rằng bạn nên tự hỏi: "Làm thế nào để thực hiện điều này? Mình có thời gian để làm điều này không? Tôi sẽ làm gì để từ chối? Tôi sẽ cảm thấy áp lực như thế nào? Tôi sẽ khó chịu với yêu cầu của người đó?"
Bạn nên tự hỏi mình những câu hỏi quan trọng vì thường thì sau khi bạn đã nói sẽ giúp người khác, bạn lại tự hỏi "Tôi sẽ được cái gì? Tôi không có thời gian lẫn chuyên môn để giúp đỡ.”
4. Thiết lập một giới hạn thời gian
Nếu bạn không đồng ý giúp đỡ, hãy giới hạn khung thời gian của bạn, Newman nói. Ví dụ bạn hãy cho người đó biết rằng: "Tôi chỉ rảnh 2 tiếng đồng hồ”.
5. Hãy xem xét nếu bạn đang bị thao túng
Đôi khi, một người lấy lòng bạn là muốn lợi dụng bạn. Vậy làm thế nào để bạn phát hiện ra điều đó? Thông thường những người tâng bốc bạn sẽ nói: “ Ôi bạn làm bánh nướng ngon quá, bạn có thể làm một chiếc bánh cho sinh nhật con tôi không?” hay "Tôi không biết làm thế nào để xếp tủ sách này, bạn có thể giúp tôi không?”
Một câu thường gặp là "Không ai làm điều này hơn bạn”. Ngoài ra, những người này hoặc sẽ nịnh bạn làm một cái gì đó hoặc cố gắng lợi dụng bạn.
6. Tạo một câu thần chú
Tạo ra một câu thần chú, bạn có thể nói với chính mình để thoát khỏi những người đang lấy lòng bạn. Nó thậm chí có thể là một hình ảnh hoặc một câu nói quen thuộc với bạn.
7. Tìm lý do chính đáng
Việc nói “không” có thể rất khó khăn với nhiều người. Nhưng bạn nói “không” là có lý do chính đáng. Bạn muốn dành thời gian cho chính mình và cho những người mà bạn thực sự muốn giúp đỡ.
8. Đồng cảm
Một số người ban đầu nghĩ là quyết đoán "vượt qua tất cả mọi người," Tillman nói. Thay vào đó, cô giải thích rằng "quyết đoán thực sự là sự kết nối."
Bạn đồng cảm có nghĩa là bạn đặt mình vào vị trí của người khác như bạn khẳng định bản thân mình. Vì vậy, bạn hãy để người đó biết rằng bạn hiểu họ gặp vấn đề gì, nhưng không may, bạn không thể giúp đỡ họ.
9. Hãy xem xét nếu nó có giá trị
Khi đưa ra quyết định, Tillman khuyên bạn nên tự hỏi, "Có đáng không?". Điều này có thể không đáng để nói với ông chủ của bạn về sự khó chịu của mình, nhưng nó có giá trị để nói với bạn bè của bạn rằng bạn không thể làm bữa ăn trưa vì bạn rất bận rộn.
10. Không bào chữa
Bạn nghĩ việc bảo vệ quyết định của mình và lý giải tại sao bạn từ chối giúp đỡ người khác là cần thiết. Tuy nhiên điều này thực sự phản tác dụng. Theo Newman, "Ngay khi bạn bắt đầu giải thích, bạn có thể khiến người khác hiểu rằng bạn có thể làm điều đó sau này, bạn có thể điều chỉnh lịch trình của mình...”
11. Bắt đầu từ việc nhỏ
Tất cả mọi thứ cần học hỏi qua một quá trình và cần bắt đầu từ những việc nhỏ. Thay vì xông vào văn phòng của ông chủ để yêu cầu tăng lương, hãy nói chuyện với người giám sát trực tiếp trước về việc mình nên nói chuyện với ông chủ thế nào.
12. Thực hành các bước kế tiếp
Hãy tiến hành các bước theo hướng mà bạn muốn đi và khen thưởng cho chính mình khi bạn đạt được. Nếu chó của hàng xóm quấy rầy bạn, hãy bắt đầu trò chuyện với họ bằng câu "Chào buổi sáng". Bạn có thể viết ra "Làm thế nào để bạn thực hiện từ A đến Z”.
13. Đừng xin lỗi - nếu đó không phải là lỗi của bạn
Bạn chỉ nên nói lời xin lỗi khi bạn thực sự có lỗi. Hãy tự hỏi mình nếu bạn đang chịu trách nhiệm về tình hình đó còn thông thường, câu trả lời “không” là đủ.
14. Nói “không” cũng có lợi ích của nó
Như Newman cho biết, "bạn là một người được hưởng thời gian của mình và bạn cần phải nghỉ ngơi." Nếu bạn từ chối giúp đỡ người khác, đó như một cơ hội để bạn dành nhiều thời gian làm những gì có giá trị trong cuộc sống của bạn.
15. Thiết lập ranh giới rõ ràng
"Chúng ta đều có những giới hạn về thể chất hoặc cảm xúc" và vì những giới hạn này, chúng ta phải thiết lập ranh giới. Hãy tự hỏi mình sẵn sàng để làm gì và không đi quá giới hạn này. Ngoài ra, hãy rõ ràng trong ranh giới của bạn, nói những gì bạn đang suy nghĩ và những gì bạn muốn.
16. Đừng lo lắng khi nói “không”
Người lấy lòng người khác thường lo lắng rằng sau khi họ nói không, hậu quả sẽ rất thảm khốc. Tuy nhiên trên thực tế, mọi người không nghĩ về bạn nhiều như bạn tưởng. Thông thường sau khi bạn nói “không”, người đó sẽ tập trung hơn vào việc đi tìm những người sẽ đồng ý giúp họ.
17. Cân nhắc thời gian của bạn
Newman tự hỏi, "Bạn thực sự muốn giúp đỡ ai? Bạn có muốn dành thời gian cho cha mẹ của bạn hoặc một số người bạn đại học rủ tiệc tùng?”
18. Tự xoa dịu
Tự nhắc nhở bản thân là "giống như là một người mẹ tốt của chính mình”. Bạn có thể nhắc nhở mình như vậy để xác định ranh giới của bạn. Ví dụ, bạn có thể nói "Tôi có thể làm được điều này", "Tôi có quyền đậu xe tại bãi đậu này", "Quyết định đó là đúng với tôi"...
19. Công nhận khi bạn đã thành công
Nhiều người lấy lòng người khác có xu hướng tập trung vào những gì bạn đã làm sai. Bạn có thể phản bác điều này bằng cách nêu ra những lần bạn xử lý tình huống tốt, chẳng hạn như khi bạn đã quyết đoán hay không xin lỗi.
20. Giữ lại tài liệu
Sự thiếu tự tin có thể gây ra sai lầm, nên bạn hãy giữ lại một tập tin, các email ca ngợi hoặc bất cứ điều gì khác. Nó thậm chí có thể có ích khi yêu cầu tăng lương. Hãy đề nghị in ra bất kỳ email hay thư khen ngợi bạn đã nhận được từ đồng nghiệp hoặc từ sếp của bạn để chứng minh bạn xứng đáng được tăng lương.
21. Bạn không thể giúp đỡ tất cả mọi người
5 loại trái cây giúp bạn luôn tươi trẻ và khỏe mạnh
9 cách dễ dàng để có một giấc ngủ ngon và sâu
5 lý do khiến phụ nữ giảm cân khó hơn nam giới
Tại sao chúng ta thường buồn ngủ vào buổi chiều?
6 cách đơn giản để kiểm soát cơn tức giận
Người lấy lòng người khác thường muốn làm cho mọi người hạnh phúc. Trong khi bạn có thể làm cho ai đó hạnh phúc tạm thời, bạn cũng có thể bị tổn thương trong quá trình này. Những người dành thời gian và năng lượng của họ giúp đỡ tất cả mọi người sẽ nhận ra rằng họ không thể làm cho người khác hạnh phúc.
Theo Psych Central
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!