3 điều về nội tiết tố mà bạn luôn lầm tưởng

Sức khỏe phụ nữ - 04/29/2024

Khi hiểu đúng về nội tiết tố hay còn gọi là hormone, bạn sẽ có thể kiểm soát được tình hình sức khỏe của mình một cách khoa học hơn.

Có lẽ từ lâu bạn đã nghe qua về cụm từ “hormone” – hay còn gọi là nội tiết tố. Và có thể bạn cho rằng bạn đã biết kha khá thông tin về hormone cũng như chức năng của hormone. Tuy nhiên, có 3 điều mà mọi người thường hay lầm tưởng về hormone. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem bạn có đang nghĩ chưa đúng về hormone không nhé!

Hormone – hay còn gọi là nội tiết tố, là một chất hóa học có chức năng truyền các tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác xuyên khắp cơ thể. Hormone chính là yếu tố quyết định hiệu suất của quá trình trao đổi chất. Đồng thời, hormone còn giúp kiểm soát cân nặng, mức độ stress, nhiệt độ cơ thể, cảm xúc, tâm trạng, năng lượng cũng như sự phát triển của cơ bắp…

Sau đây là 3 sự thật mà bạn thường lầm tưởng về hormone:

1. Hormone có thể dễ dàng được thay thế 

Việc thay thế mang lại khá nhiều rủi ro cũng như một số nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là nó có thể dẫn đến các biến chứng. Do đó, phương pháp điều trị bằng cách thay thế hormone thường là biện pháp cuối cùng. Có nhiều nghiên cứu khác nhau cũng đã nhận thấy điều này. Trong đó, một nghiên cứu lớn gọi là nghiên cứu “The Million Woman” – “Triệu người phụ nữ” và nghiên cứu sức khỏe của các y tá, cho rằng liệu pháp điều trị bằng cách thay thế hormone có liên quan đến sự phát triển bệnh ung thư vú cũng như sự tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở những phụ nữ tham gia thử nghiệm. Thay vì điều trị bằng biện pháp trên, tốt hơn là bạn nên kết hợp dùng các loại thảo mộc cùng với vitamin – bao gồm ashwagandha (một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe), rhodiola, vitamin D và vitamin B.

2. Mức hormone có thể dễ dàng được đo lường 

Rất nhiều người cho rằng với trình độ y học hiện nay, bác sĩ có rất nhiều biện pháp đơn giản có thể giúp đo lường mức hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, sự thật là để có thể đo lường chính xác mức hormone là điều cực kỳ khó bởi vì các hormone luôn dao động không ngừng, đặc biệt là trong máu. Vì thế, nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề về hormone nào như rối loạn nội tiết tố, biện pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề là bác sĩ sẽ tìm ra giải pháp dựa trên các triệu chứng của bạn. Bạn không nên tin tưởng tuyệt đối vào kết quả kiểm tra – đặc biệt là khi chúng không trùng khớp với các triệu chứng mà cơ thể biểu hiện.

3. Dấu hiệu mệt mỏi không liên quan đến hormone 

Hầu hết chúng ta đều trải qua cảm giác mệt mỏi tại rất nhiều thời điểm trong cuộc sống. Và cảm giác mệt mỏi là một trong những cảm xúc chính mà bạn thường trải qua mỗi ngày. Không chỉ do lão hóa, mệt mỏi còn xuất hiện do tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, mức testosterone thấp, tình trạng không cân bằng giữa mức estrogen và progesterone hoặc mức cortisol cao gây ra. Tuy nhiên, có một tin vui là nếu bạn biết cách thay đổi chế độ ăn uống bằng cách tiêu thụ ít đường hơn, đồng thời ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, bạn có thể giúp tái cân bằng mức hormone trong cơ thể giúp bổ sung nguồn năng lượng cực lớn.

Vì thế, bạn nên chủ động cân đối chế độ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe thay vì “đổ lỗi” tại hormone khiến bạn cảm thấy mệt mỏi nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Mụn do rối loạn nội tiết tố: Đặc điểm và cách điều trị
  • Nội tiết tố sinh dục nam và nguy cơ bị đột quỵ
  • Các hormone nữ ảnh hưởng đến tự kỷ như thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!