5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

Dưỡng Da - 04/27/2024

Mụn là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Mụn khiến chúng ta khó chịu, đau đớn, lại gây mất thẩm mỹ, làm chúng ta mất đi tự tin trong giao tiếp. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mụn, song nhiều nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Gần 80% số người ở lứa tuổi này đều có mụn. Dù không đe dọa tính mạng người bệnh, nhưng những trường hợp mụn nặng có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn gây mặc cảm, thiếu tự tin cho người mắc phải.

Mụn là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Mụn khiến chúng ta khó chịu, đau đớn, lại gây mất thẩm mỹ, làm chúng ta mất đi tự tin trong giao tiếp. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mụn, song nhiều nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Gần 80% số người ở lứa tuổi này đều có mụn. Dù không đe dọa tính mạng người bệnh, nhưng những trường hợp mụn nặng có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn gây mặc cảm, thiếu tự tin cho người mắc phải.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

Thông thường có rất nhiều các loại mụn mà chúng ta hay gặp phải như mụn trứng cá, mụn đỏ, mụn mủ, mụn dạng nang... các loại mụn này có thể mọc ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Hiện nay, các vấn đề về mụn luôn được khá nhiều người quan tâm và lo lắng. Hầu hết các câu hỏi xoay quanh là nguyên nhân gây ra mụn là gì? Có bao nhiêu loại mụn, đặc điểm và cách khắc phục như thế nào?... Vì vậy để có thể hiểu rõ hơn về các tình trạng do mụn gây ra, Lily & WeCare sẽ giúp bạn giải đáp tất cả ngay sau đây.

I. Các loại mụn thường gặp

1. Mụn đầu trắng

  • Mụn đầu trắng được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều, kết hợp với tế bào chết gây tắt nghẽn lỗ chân lông, sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng.
  • Mụn không sưng, không đỏ, là những nốt rất nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay. Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi (mụn ẩn, mụn sần), nằm dưới da.

2. Mụn đầu đen

  • Sự hình thành giống mụn đầu trắng nhưng do nhân trứng da nằm trong lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bị oxy hoá nên chuyển sang màu đen ở trên, màu trắng ở dưới, nhân cứng, màu trắng đục.
  • Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn, nếu không xử lí đúng có thể dẫn đến viêm sâu hơn và chuyển biến thành các dạng mụn nặng hơn.

3. Mụn đỏ, dạng nhân trứng cá bị viêm

  • Là tình trạng khi mụn đầu đen hoặc đầu trắng đã bị viêm, chuyển thành mụn đỏ, hơi sưng, có thể cảm giác hơi đau khi sờ vào.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

4. Mụn mủ

Là mụn đỏ bị viêm nặng hơn, bắt đầu có mủ vàng hoặc trắng bên trong. Mụn sưng to và đau nhức hơn, tuy nhiên do chỉ mới viêm đến lớp nang lông, nên mụn không gây ra sẹo lõm và thâm nhiều như mụn bọc.

5. Mụn dạng nang, mụn bọc, viêm nặng

  • Là loại mụn viêm với đường kính to hơn rất nhiều so với mụn đỏ hoặc mụn mủ.
  • Loại mụn này thường sưng đỏ, đa phần có rất nhiều mủ, gây đau nhức nhiều. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da gây nên mụn bọc và cho dù có lành vẫn sẽ để lại sẹo lõm.

6. Sợi, tuyến bã nhờn

  • Đây không phải là một dạng của mụn, tuy nhiên nó rất thường xuyên bị nhầm lẫn với mụn đầu đen. Sợi bã nhờn thường nhìn thấy rõ nhất ở vùng mũi và vùng xung quanh mũi và hầu như tất cả mọi người đều có nó.
  • Thực chất chúng chỉ là những ống rất nhỏ chứa bã nhờn và khi da tiếp xúc với khói, bụi bẩn, môi trường không khí bên ngoài làm oxy hóa nên chúng thường có màu đen và nặn ra sẽ có dang sợi mảnh, trắng. Đó không phải là mụn đầu đen như mọi người lầm tưởng nhưng nếu chúng ta không giữ da sạch, giúp da được thông thoáng, chúng sẽ dễ dàng gây nghẽn lỗ chân lông và biến thành dạng mụn đầu đen.

II. Các nguyên nhân gây ra mụn

Nguyên nhân gây mụn bên trong

1. Do Hormone

  • Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã (tuyến nhờn) hoạt động mạnh. Khi có nhiều bã nhờn được tiết ra, miệng tuyến bã có thể bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành mụn.
  • Không chỉ ở tuổi dậy thì mà trước chu kì kinh nguyệt, lượng hormone bị xáo trộn nên chị em cũng dễ bị mụn. Ngoài ra, một vài năm trước mãn kinh, một số chị ở tuổi tứ tuần, ngũ tuần có thể bị mụn lại do lượng hormone thay đổi bất thường.
  • Uống thuốc đặc trị về một loại bệnh nào đó cũng có thể bị tác dụng phụ làm da bị mụn.
  • Thuốc ngừa thai có thể làm sự rối loại hormone ở một số chị em và cũng là nguyên nhân gây mụn.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

2. Strees

Nhiều căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone khiến chúng bị thay đổi, dẫn đến tình trạng bị mụn. Thường những người có cuộc sống vui vẻ, ít lo lắng da sẽ đẹp hơn những người lúc nào cũng lo lắng, bất an, không vui, mệt mỏi.

3. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo, chất gây nhiệt (cà phê, nước ngọt, bánh quy...). Nguyên nhân gây mụn do thực phẩm cũng khác nhau do cơ địa của từng người. Có người uống cà phê bị mụn, có người dùng nhiều đồ chiên xào bị mụn... chỉ cần chúng ta để ý đến thói quen ăn uống của mình hàng ngày để có sự điều chỉnh phù hợp. Từ đó mới tìm ra được nguyên nhân và thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lí.

4. Thiếu ngủ

Tình trạng bị thiếu ngủ hoặc mất ngủ cũng làm mất quân bình hormone của các chị em. Một giấc ngủ sâu là rất cần thiết để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi, đồng thời là giai đoạn để cơ thể giải độc, rất cần thiết cho sức khỏe.

5. Yếu tố di truyền

Đây là yếu tố không thể thay đổi được. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng yếu tố di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố khác cộng hưởng.

6. Do sự tích tụ độc tố trong cơ thể

Hoạt động dạ dày không tốt, khi ruột và gan không thể lọc hết chất độc đến từ thực phẩm, lượng chất độc dư ra sẽ được bài tiết qua phổi và da. Các thực phẩm gây hại cho sức khỏe không chỉ khiến ruột và gan bị tắc nghẽn mà còn gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất, làm giảm mức độ hấp thụ năng lượng cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể và gây ra các vấn đề về mụn.

>>> Xem thêm: 6 việc sai lầm không nên làm với mụn

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

Nguyên nhân gây ra mụn bên ngoài

  • Do Vi Khuẩn: Hàng ngày do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, da bị bụi bẩn bám vào mà không được làm sạch hết. Dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh ra mụn.
  • Ánh nắng: Dù ánh nắng mặt trời có thể giúp da bạn khô ráo, các tia UV có chứa yếu tố khánh khuẩn, nhưng phơi mình dưới nắng quá lâu không phải là một cách hay. Phơi nắng lâu sẽ kích thích quá trình sản xuất tế bào, dẫn đến việc tế bào chết nhiều hơn, từ đó sẽ gây ra mụn trứng cá, thậm chí là ung thư da và hàng loạt nếp nhăn khi bạn đến tuổi trung niên.
  • Môi trường và khí hậu: Vào mùa hè nóng bức da đổ nhờn nên dễ mụn. Ngược lại khí hậu quá khô cũng khiến da bị mất nước, da không được cân bằng nên cũng là nguyên nhân gây mụn.
  • Mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm có thể làm cho tình trạng mụn của các chị nặng thêm. Không có sản phẩm nào đảm bảo 100% không gây ra mụn, vì chúng có thể tốt với người này nhưng lại kích ứng với người khác. Sữa rửa mặt, kem dưỡng da, dầu dưỡng da, mặt nạ chăm sóc, kem chống nắng... đều có thể là nguyên nhân gây mụn.
  • Không chăm sóc da hàng ngày: Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, hoặc trước một ngày bận rộn khủng khiếp, bạn thường bỏ qua một vài công đoạn chăm sóc da cần thiết. Việc này là hoàn toàn sai lầm và không nên, chúng có thể khiến mọi công sức chăm sóc da của bạn từ trước đến giờ trở về vạch xuất phát. Vì vậy, cố gắng bằng mọi giá để bám sát quy trình chăm sóc da hàng ngày, luôn tẩy trang, rửa mặt và dưỡng ẩm, thoa kem trị mụn trước khi đi ngủ. Đó là cách tốt nhất để làn da của bạn luôn giữ được sự mịn màng và khỏe mạnh.

III. Các giai đoạn hình thành mụn

1. Giai đoạn Sừng hóa lỗ chân lông

Chất nhờn bị ứ đọng trong lỗ chân lông, không thoát ra ngoài khiến bề mặt da trở nên sần sùi và nham nhám. Giai đoạn này khó nhận biết được da chuẩn bị nổi mụn.

2. Giai đoạn Hình thành mụn

Khi lỗ chân lông bị bít hoàn toàn, sẽ hình thành mụn đầu trắng (mụn kín). Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng (còn gọi là mụn hở) nên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen, khi nặn ra thấy có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục. Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn trứng cá, nếu không được xử lý có thể chuyển thành mụn viêm.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

3. Giai đoạn Viêm nhiễm

Vi khuẩn sẽ làm da bị viêm nhiễm. Vùng da xung quanh mụn đỏ lên và sưng tấy, chỉ đau nhẹ khi sờ vào. Loai mụn này thường không có nhân khoảng 5mm. Nguyên nhân là do các tế bào chết kết dính tạo áp lực lên lỗ chân lông, làm hỏng cấu trúc lỗ chân lông và các vi khuẩn đã phát triển lên bề mặt của da. Lúc này, lỗ chân lông đang bị áp lực, không nên nặn mụn. Vì nặn ra sẽ tạo cơ hội ép uổng các lỗ chân lông khác và tạo điều kiện cho vi khuẩn chạy từ chỗ này sang chỗ khác. Đó là nguyên nhân vì sao càng nặn thì mụn càng nặng thêm.

4. Giai đoạn Mưng mủ

Vi khuẩn sinh sôi cáng nhiều, khiến mụn bị mưng mủ và thường gọi là mụn mủ. Mụn mủ là loại có đầu trắng trắng xóa nổi lên sau khi sưng và khi nặn ra thì sẽ ra dung dịch trắng, máu và đầu mụn. Mụn này chỉ mới viêm ở nang lông nên không để lại sẹo sâu như mụn bọc.

5. Giai đoạn Mụn bọc

Khi sự viêm nhiễm này xâm nhập sâu vào dưới da sẽ hình thành mụn bọc (là dạng nặng nhất của mụn). Mụn bọc rất đau nhức, và do bị viêm nhiễm sâu ở lớp bì nên thường để lại sẹo sau khi lành.

IV. Cách phòng ngừa mụn

  • Dùng sữa rửa mặt phù hợp với loại da 1-2 lần/ngày. Với 1 loại sữa rửa mặt nếu đã dùng trong 1 thời gian dài và da mặt vẫn cứ bị mụn thì nên thay đổi nhãn hiệu sữa rửa mặt khác.
  • Có thể dùng nước hoa hồng sau khi rửa mặt để làm sạch sâu lỗ chân lông và giúp độ pH của da được cân bằng.
  • Tẩy tế bào chết đều đặn 1-2 lần/tuần để loại bỏ bụi bẩn, lượng dầu nhờn, lớp da sần sùi bám trên da. Vừa ngăn ngừa mụn, vừa giúp da mịn màng.
  • Chỉ nên trang điểm khi cần thiết. Trong trường hợp có trang điểm thì cần tẩy trang và rửa mặt sạch. Dùng kem chống nắng cũng cần phải tẩy trang nữa vì các thành phần chống nắng trong kem bám rất dai trên da.
  • Sử dụng các mỹ phẩm có thể cấp nước, ít dầu và có khả năng diệt khuẩn để bảo vệ da một cách hữu hiệu. Không nên sử dụng các loại sản phẩm không có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
  • Khi ra đường vào ban ngày, hãy sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, loại không chứa dầu và che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, mũ đã được làm sạch. Việc làm này vừa giúp bảo vệ da khỏi tác hại xấu của ánh nắng mặt trời, vừa ngăn ngừa bụi bẩn xâm nhập.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

  • Chọn các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày phù hợp. Tránh thực phẩm nhiều đường và chất béo như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas, trái cây ngọt, cà phê, dầu mỡ... Nên ăn nhiều rau củ chứa vitamin A, C hay các loại thực phẩm chứa vitamin B và nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày, sẽ tốt cho sức khỏe cũng như mang lại làn da vẻ mịn màng và tươi sáng hơn.
  • Ngoài ra, nếu muốn nhanh chóng hết mụn hoặc để mụn không xuất hiện, thì bạn cần ngủ sớm, ngủ đủ giấc và luôn giữ tinh thần thoải mái, vui tươi. Do thức khuya và stress thường xuyên khiến hormone trong cơ thể bị rối loạn, làm tăng lượng dầu tiết ra là điều kiện để các vi khuẩn phát triển và sinh ra mụn.

V. Cách trị mụn hiệu quả tại nhà bằng phương pháp từ tự nhiên

1. Trị mụn từ chanh
Nước chanh có khả năng trị mụn hiệu quả chỉ sau vài ngày sử dụng. Do giàu vitamin C nên nước cốt chanh tốt cho tất cả các loại da. Tính axit trong loại quả có vị chua này còn tẩy tế bào chết trên da, nhờ đó làm se và khô vết mụn nhanh chóng. Ngoài ra, hỗn hợp nước cốt chanh và nước hoa hồng cũng sẽ cho kết quả tương tự. Thực hiện bằng cách bôi hỗn hợp này lên mụn trong vòng 30 phút. Rửa sạch với nước ấm và nên áp dụng 2 lần/ngày trong 1 tuần để có kết quả như mong đợi.Để làm sạch mụn, đặc biệt là các nốt mụn mủ, bạn có thể ngâm một ít bông gòn vào 2 muỗng nước cốt chanh tươi. Thoa dung dịch lên vết mụn, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

2. Tỏi

Dù có mùi khó chịu, nhưng tính kháng khuẩn và hàm lượng lưu huỳnh cao trong tỏi lại là phương thuốc điều trị các loại mụn nhanh, hiệu quả. Bên cạnh đó, tỏi còn có khả năng kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và làm lành da. Để khôi phục làn da láng mịn, có thể cắt đôi tép tỏi và dùng mặt trong chà xát lên nốt mụn. Thực hiện trong vòng từ 5 – 10 phút trước khi rửa sạch. Lặp lại phương pháp này vài lần trong ngày. Bạn cũng có thể ăn 1 – 2 tép tỏi sống mỗi ngày khi đói bụng giúp cơ thể thải loại độc tố trong máu, nhờ đó các vết mụn nhọt mau lành và không để lại sẹo thâm.

3. Xông hơi mặt bằng hơi nước

Xông mặt bằng hơi nước sẽ làm lỗ chân lông được mở to, giúp vi khuẩn, bụi bẩn và chất dầu tích tụ sâu trong da theo mồ hôi thoát ra khỏi cơ thể. Trị mụn bằng hơi nước khá đơn giản và dễ thực hiện. Đổ nước sôi vào bát lớn, canh nhiệt độ vừa đủ nóng để không làm bỏng da. Đưa mặt lên phía trên chậu, trùm thêm 1 chiếc khăn lông dày qua đầu ngăn hơi nước thoát ra ngoài. Xông khoảng 10 – 15 phút, tháo khăn, lau khô mặt rồi thoa 1 lớp kem dưỡng ẩm không chứa dầu. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 4 – 5 ngày để giảm vết mụn sưng tấy và làm làn da bạn thêm tươi sáng, mịn màng.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

4. Củ nghệ
Nhờ đặc tính khử trùng, tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn lẫn ngăn ngừa hình thành nốt mụn mới mà nghệ luôn có mặt trong cẩm nang làm đẹp từ hàng nghìn năm trước. Nghệ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt, từ đó giúp da mau liền sẹo và giảm thâm hiệu quả. Trộn 1 muỗng bột nghệ với nước tạo thành hỗn hợp sệch. Bôi lên vùng da bị mụn, để khô rồi rửa sạch với nước lạnh mỗi ngày 2 lần trong 1 tuần. Hoặc có thể trộn bột nghệ với 1 thìa nước ép lá rau mùi thành mặt nạ đắp mụn. Để khô tự nhiên trước khi rửa sạch. Thực hiện đều đặn phương pháp này 1 – 2 lần mỗi ngày để các nốt mụn nhanh biến mất. Nếu muốn tăng công dụng ngừa và trị mụn nhọt , bạn có thể pha 1 muỗng cà phê bột nghệ vào sữa ấm. Uống mỗi ngày trước khi ngủ, bạn sẽ thấy bất ngờ vì hiệu quả trị mụn của loại thảo dược rất rẻ tiền và dễ tìm này mang lại cho làn da của mình.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp
5. Vỏ cam
Nhờ khả năng làm se da, loại bỏ tế bào da chết và thải loại dầu làm tắc lỗ chân lông nên vỏ cam đã được dùng như 1 phương thuốc đặc trị mụn. Trị mụn theo liệu pháp độc đáo và tiết kiệm này, bạn chỉ cần phơi khô vỏ cam rồi xay thành bột. Trộn bột vỏ cam với nước rồi bôi lên vùng da bị mụn. Để khô khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả điều trị mụn tích cực nếu siêng áp dụng cách này mỗi ngày một lần, trong suốt 1 tuần. Ngoài ra, da bạn cũng trở nên tươi sáng và mịn màng hơn nhờ lượng vitamin C dồi dào trong cam giúp gia tăng các tế bào da khỏe mạnh.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn của bạn kéo dài và ngày càng trở nên nặng hơn. Lời khuyên tốt nhất là nên đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc các phòng khám và bệnh viện da liễu để các Bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

>>> Xem thêm: Mách bạn những cách trị mụn nhanh không tốn một xu

Bệnh viện Bạch Mai

Sau khi có quyết định của Bộ y tế về việc tái thành lập khoa da liễu Bệnh viện Bạch Mai năm 2006. Với sự nỗ lực, cố gắng, đoàn kết của cả tập thể, khoa đã đạt được những thành tích rất tốt. Công tác khám và điều trị bệnh cả nội trú và ngoại trú được thực hiện rất tốt đã điều trị nội trú cho hàng ngàn lượt bệnh nhân; rút ngắn được thời gian điều trị nội trú trung bình xuống còn 9,36 ngày/ bệnh nhân nhằm giảm thiểu chi phí cho bệnh nhân và chống quá tải bệnh viện. Hiện tại Bệnh viện Bạch Mai đã thành lập và đưa vào hoạt động các kỹ thuật cao trong điều trị nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người bệnh như: Laser CO2, Plasma, chăm sóc da bằng sản phẩm từ tế bào gốc, phòng xét nghiệm chuyên khoa.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà P, 78 Giải Phóng , phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

Lịch làm việc:

  • Thứ Hai - Thứ Sáu: 17h00 - 21h00
  • Thứ Bảy, Chủ Nhật: 00h00 - 23h59

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện FV

FV là bệnh viện duy nhất tại Việt Nam được chứng nhận quốc tế. Bệnh viện FV là bệnh viện đa khoa, được đầu tư 100% vốn nước ngoài và do một nhóm sáng lập viên gồm 10 bác sĩ người Pháp thành lập. Bệnh viện FV được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại, chuyên cung cấp các dịch vụ y tế từ khám và tư vấn sức khỏe, chẩn đoán và điều trị nội và ngoại khoa tại một điểm duy nhất.

5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp

Khoa Da liễu tại bệnh viện FV chuyên điều trị tất cả các bệnh về da như: mụn trứng cá, chàm da (eczema), mề đay, vẩy nến, mụn giộp do herpes, lây nhiễm nấm ngoài da, rối loạn sắc tố da, khối u da... và tất cả những vấn đề liên quan đến da, tóc, móng, miệng và lưỡi, từ trẻ sơ sinh cho đến bệnh nhân lớn tuổi. Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ tại khoa Da liễu, bệnh viện FV, còn có kinh nghiệm điều trị rất nhiều loại dị ứng thông thường biểu hiện trên bề mặt da. Khoa Da liễu bệnh viện FV, còn tiếp nhận cả phẫu thuật ung thư da, chăm sóc thẩm mỹ...

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, Quận 7, Hồ Chí Minh

Lịch làm việc:

  • Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 - 19h00
  • Thứ Bảy: 07h00 - 15h00

(Nguồn: QnA, Lily & WeCare.vn)

>>> Xem thêm: Bệnh viện FV có tốt không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!