5 món ăn lý tưởng khi ngán bánh chưng giò chả ngày Tết

Dinh dưỡng gia đình - 11/24/2024

Hãy thay đổi thực đơn để đỡ cảm thấy ‘sợ’ khi nhìn mâm cơm đầy như món béo ngậy, chiên giòn.

1. Bún cuốn

Tết sẽ còn dư thịt  các loại, từ gà, lợn, giò chả. Bạn hãy sử dụng chúng là nguyên liệu cho món cuốn. Bún cuốn giàu dinh dưỡng với rau, thịt trứng, lại ăn kèm với nước chấm với đầy đủ các vị mặn ngọt, chua cay.

Tuy cần khá nhiều nguyên liệu nhưng lại không mất quá nhiều công sức. Hãy thay đổi thực đơn cho cả nhà để kích thích khẩu vị nhé.

Một số món ‘họ hàng’ khác bạn có thể tham khảo là bánh tráng cuốn, rau cải cuốn, phở cuốn.

2. Cóc non chua ngọt

Món này có vị chua chua ngọt ngọt lại hơi cay lẫn giòn là lý tưởng cho thực đơn chống ngán sau những ngày Tết.

Không chỉ đổi vị, cóc non còn có nhiều tác dụng như hỗ trợ điều trị tiêu chảy, giảm cân, hạ nhiệt và kiểm soát đường huyết.

3. Các món từ cá

Có thể nói, hầu hết mọi người đều chọn món cá để ăn sau Tết. Có thể là một nồi cá kho hoặc món luộc hay lẩu cá. Không chỉ thanh mát, không ngán, cá còn giàu axit amin cần thiết cho cơ thể. So với thịt, chất đạm của cá dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.

Cá còn là nguồn cung cấp vitamin quan trọng, DHA (tăng cường sự phát triển trí não).

Nếu bạn thèm món cá nướng nhưng sợ dầu thì có thể chế biến món cá nướng không cần nhiều dầu như nướng bằng lò, vỉ hoặc nướng giấy bạc.

4. Dưa hành muối

Không phải ngẫu nhiên mà ông bà xưa có câu: Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh để thể hiện những nét đặc trưng của Tết vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Dưa cà muối là phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết để hài hòa, cân bằng hương vị. Sự béo ngậy của mỡ hành, nhiều tinh bột và dễ ngán của bánh chưng sẽ cần nét thanh chua, mát và nhiều chất xơ của dưa hành muối.

5 món ăn lý tưởng khi ngán bánh chưng giò chả ngày Tết

Dưa hành muối là món thường xuyên có trong mâm cơm Tết vùng Đồng bằng Bắc Bộ (ảnh: Kenh14.vn)

Tuy nhiên, dưa hành muối không nên ăn quá nhiều và không phù hợp với người mắc bệnh dạ dày, tiểu đường, phụ nữ mang thai…

5. Lẩu rau, lẩu nấm

Khỏi phải nói, đây chính là món ăn rất được yêu thích sau những ngày Tết. Nồi lẩu nóng bốc khói nghi ngút với đầy đủ dinh dưỡng và mùi vị ngon miệng tạo nên sức hút khó cưỡng đối với bất kỳ ai. Từ lẩu bắp bò sườn sụn, riêu cua, thập cẩm đến lẩu gà, bò, hải sản… tất cả đều là những lựa chọn lý tưởng về 1 bữa ăn nhẹ nhàng, nhiều rau xanh và không sợ các món nướng, chiên rán béo ngậy. 

Tuy nhiên, cần chú ý một số điều khi ăn món này. Người bệnh gút, đau dạ dày, mắc bệnh gan, nóng trong người, phụ nữ có thai hay dị ứng với các nguyên liệu không nên ăn lẩu.

Không nên ăn quá 2h đồng hồ bởi nếu ngồi quá lâu sẽ khiến lượng cholesterone trong máu tăng cao, gây rối loạn đường tiêu hóa.

Không nên ăn quá nhiều bữa lẩu trong 1 thời gian ngắn. Tốt nhất nên ăn 2 tuần 1 lần. Nên thay nước 60 phút 1 lần.

Cần nhúng thực phẩm chín, tránh ăn tái. Ăn nhiều rau củ, cơm, bún mì để cung cấp chất xơ cho cơ thể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!