Theo cách hiểu đơn giản, độ pH là thước đo nồng độ axit (tính chua) hoặc kiềm trong một hợp chất tính trên thang từ 0 đến 14, trong đó chỉ số càng thấp tức là nồng độ axit càng cao. Vùng âm đạo của một phụ nữ khỏe mạnh thường có độ pH nằm trong khoảng 3.5 đến 4.5, nghĩa là khá chua. Một trong những vấn đề luôn được phụ nữ quan tâm chính là làm thế nào để cân bằng độ pH giữ cho những vùng nhạy cảm trên cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Vùng âm đạo khô thoáng và có nồng độ axit cao là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi, giúp vùng kín luôn được sạch sẽ và khô thoáng. Bên cạnh đó, phần lớn các loại vi khuẩn có hại sẽ khó có thể sống sót trong một môi trường giàu axit. Ngoài việc bạn sẽ luôn được thoải mái và vệ sinh, việc phòng chống vi khuẩn gây hại cũng giúp bạn tránh được nhiễm trùng và nhiều loại bệnh khác. Khi chỉ số pH của cơ thể bạn cao hơn 4.5, bạn sẽ có khả năng bị viêm nhiễm vùng kín. Một điểm đáng chú ý khác là một số các bệnh liên quan đến vùng nhạy cảm có thể khiến bạn dễ mắc phải một số bệnh truyền nhiễm như lậu hoặc chlamydia.
https://lilyapp.me/song-khoe/phong-va-chua-benh/benh-truyen-nhiem-ho-hap-tai-tp-hcm/
Khi chỉ số pH của cơ thể bạn cao hơn 4.5, bạn sẽ có khả năng bị viêm nhiễm vùng kín. (Ảnh minh họa)
Những nguyên nhân làm tăng độ pH:
Những yếu tố sau có thể là nguyên nhân dẫn đến sư tăng cao của nồng độ pH:
- Chu kỳ kinh nguyệt: Độ pH của máu là 7.4
- Quan hệ tình dục: Độ pH của tinh dịch là 7,1-8
- Sản phẩm vệ sinh: Hầu hết các loại xà phòng có độ pH trên 8
- Sự biến động của Hormone: Bao gồm mang thai, mãn kinh và chu kỳ kinh nguyệt
- Chế độ ăn uống và tập thể dục
- Băng vệ sinh: Băng vệ sinh giữ nước làm tăng độ pH, vì thế chúng có thể là nguyên nhân của độ pH cao, đặc biệt là nếu bạn sử dụng trong thời gian quá lâu trong ngày.
Một chế độ chăm sóc hợp lý rất cần thiết khi bạn muốn bảo vệ sức khỏe các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bằng cách duy trì độ pH hợp lý. Khi độ pH trong vùng âm đạo không cân bằng, vi sinh vật gây mùi có thể phát triển, dẫn đến mùi hôi và khó chịu. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy các vấn đề với bộ phận nhạy cảm của phụ nữ thường xảy ra khi chỉ số pH không cân bằng.
https://lilyapp.me/song-khoe/gioi-tinh/suc-khoe-vung-kin-trong-mua-thu/
Cân bằng độ pH trong ngưỡng khỏe mạnh giúp giảm nguy cơ như nhiễm trùng vùng kín. Để đảm bảo bạn duy trì độ pH hợp lý, kiến thức về các thời điểm dễ gây mất cân bằng độ pH là rất quan trọng, bao gồm:
- Trước hoặc sau khi quan hệ tình dục
- Sau kỳ nguyệt san
- Sau khi thụt rửa
Cân bằng độ pH giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. (Ảnh minh họa)
Các biện pháp vệ sinh tự nhiên
Sử dụng các liệu pháp tự nhiên là cách tốt nhất để giữ cho vùng nhạy cảm của phụ nữ luôn được vệ sinh và khô thoáng. Sau đây là một số biện pháp đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà.
1. Gel lô hội
Để có một hốn hợp tự nhiên làm sạch vùng kín, bạn cần có lô hội tươi . Lô hội sau khi được thái lát và ép lấy tinh dầu, bạn hãy hòa dầu lô hội với một cốc nước. Sau khi khuấy đều, bạn sẽ có một hợp chất lô hội làm sạch vùng kín rất hiệu quả.
2. Sữa chua
Khi nói đến việc làm sạch vùng kín, sữa chua được biết đến như một phương thuốc tự nhiên hiệu quả. Để loại bỏ nhiễm candida, bạn có thể bôi sữa chua tự chế trực tiếp lên vùng nhạy cảm trên cơ thể.
3. Lá chanh
Lá của cây chanh có chứa một loại kháng sinh, chống vi khuẩn, và hợp chất chống dị ứng được gọi là limonene. Vì thế, lá chanh có công dụng làm sạch và loại bỏ mùi hôi rất hiệu quả. Sử dụng lá chanh cũng có thể giúp bạn duy trì độ pH lý tưởng, đảm bảo bạn vẫn luôn sạch sẽ và khô thoáng.
Lá chanh có tác dụng làm sạch và loại bỏ mùi hôi hiệu quả.
4. Dầu hoa cúc
Dầu hoa cúc là một cách tuyệt vời để loại bỏ mùi hôi. Cách sử dụng: Nhỏ một giọt dầu hoa cúc với khoảng hai chén nước và sử dụng dung dịch này để rửa vùng nhạy cảm.
5. Baking soda
Khi nói đến các cách để cân bằng độ pH ở vùng nhạy cảm, baking soda đã được chứng minh là rất có tác dụng trong việc loại bỏ mùi khó chịu. Hãy thêm nữa cốc baking soda vào bồn tắm và sau đó ngâm mình trong bồn tắm trong ít nhất 20 phút.
Kết luận
Chế độ chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ là các biện pháp cần thiết để bảo vệ các vùng nhạy cảm. Tuy rằng trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm cho mục đích này, các biện pháp tự nhiên là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Các liệu pháp tự nhiên có thể chỉ cho hiệu quả như các sản phẩm nhân tạo nhưng các tác dụng phụ sẽ tối thiểu đáng kể so với việc sử dụng các sản phẩm này.
(Nguồn: www.positivemed.com)
Đau bụng kinh và những điều cần biết
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
3 dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang bạn cần biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!