5 vấn đề mẹ bầu thường gặp khi ốm nghén 3 tháng giữa thai kỳ 2

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/03/2024

Ốm nghén là giai đoạn mà bất cứ chị em nào cũng đều trải qua trong quá trình mang thai, có những chị em may mắn tình trạng này chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp các mẹ bầu vẫn đang chật vật, khổ sở khi ốm nghén 3 tháng giữa thai kỳ. Ngay sau đây, hãy cùng Lily & WeCare điểm qua một số lưu ý trong khoảng thời gian này mà chị em cần biết để có thể khắc phục và không còn lo sợ.

Ốm nghén là giai đoạn mà bất cứ chị em nào cũng đều trải qua trong quá trình mang thai, có những chị em may mắn tình trạng này chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp các mẹ bầu vẫn đang chật vật, khổ sở khi ốm nghén 3 tháng giữa thai kỳ. Ngay sau đây, hãy cùng Lily & WeCare điểm qua một số lưu ý trong khoảng thời gian này mà chị em cần biết để có thể khắc phục và không còn lo sợ.

1. Ốm nghén 3 tháng giữa thai kỳ khiến cơ thể hay đau nhức

Theo chia sẻ của nhiều chị em, trong khoảng thời gian ốm nghén 3 tháng giữa của thai kỳ thì đa phần các trường hợp đều gặp phải tình trạng đau nhức. Có thể các cơn đau sẽ xuất hiện ở phần bụng dưới, các cơ ở phía chi dưới... Vì lúc này thai nhi đang ngày một lớn lên, đồng nghĩa với việc cơ thể người mẹ đang mang thêm một trọng lượng nữa. Chính vì vậy áp lực lên dây chằng cũng tăng lên, khiến cho thai phụ cảm thấy toàn thân đau nhức và ế ẩm. Có thể tình trạng này sẽ kéo dài đến cuối thai kỳ.

2. Rạn da

Các vết rạn xuất hiện trong chu kỳ ốm nghén 3 tháng giữa là vấn đề rất bình thường, tuy nhiên có một vài trường hợp các chị em lần đầu mang thai sẽ không khỏi lo lắng và khá bàng hoàng trước thay đổi bất thường này.

Nguyên nhân của vấn đề này là do thai nhi trong bụng mẹ ngày càng lớn, và mẹ phải ăn uống, bổ sung nhiều loại thức ăn khác nhau để giúp bé phát triển toàn diện nên sẽ kéo theo mẹ bị tăng cân, da dẻ bắt đầu khô, cộng với trọng lượng của em bé ngày càng lớn. Lúc này các vết rạn ở bụng, ở đùi, ở mông... cũng bắt đầu xuất hiện.

Để khắc phục việc này, các chị em cần uống nhiều nước. Bên cạnh đó có thể dùng kem dưỡng ẩm, bôi kem chống rạn (cần chọn những loại phù hợp, an toàn cho mẹ và bé), hay đơn giản là dùng dầu dừa massage nhẹ nhàng cùng da bị rạn cũng sẽ rất hiệu quả.

>>> Xem thêm: Mách mẹ bầu mẹo ăn uống tránh ốm nghén hiệu quả

5 vấn đề mẹ bầu thường gặp khi ốm nghén 3 tháng giữa thai kỳ
                    
                    
                        
                        2

Để khắc phục vấn đề rạng da trong 3 tháng giữa kỳ chị em có thể dùng kem chống rạn phù hợp

3. Ốm nghén 3 tháng giữa cơ thể hay chóng mặt

Trong giai đoạn ốm nghén 3 tháng giữa thai kỳ, các chị em thường hay có hiện tượng chóng mặt hay hoa mắt lúc nằm ngửa. Vì lúc này do thai phát triển lớn hơn, nên làm chậm quá trình tuần hoàn máu. Khi thai phụ nằm ngửa, lúc này nhịp tim sẽ tăng lên, huyết áp sẽ giảm và gây ra hiện tượng chóng mặt, khó chịu và thậm chí cả buồn nôn.

Vì vậy để tránh bị chóng mặt, chị em nên hạn chế việc nằm ngửa. Hãy thử nằm nghiêng, sau đó kê một cái gối đặt ở bên dưới hông bạn sẽ cảm thấy rất hiệu quả.

4. Táo bón

Cùng với tình trạng ốm nghén 3 tháng giữa của thai kỳ, bao gồm việc thèm ăn, ngủ nhiều, mệt mỏi... thì tình trạng táo bón cũng khiến cho nhiều chị em quan tâm và lo lắng. Trong giai đoạn này, một phần do cơ thể của mẹ thay đổi trong việc ăn uống kết hợp với việc phát triển của thai nhi gây ra áp lực lớn cho khung xương chậu nên khiến cho táo bón xảy ra ở thai phụ càng gia tăng.

Và nếu như trước khi mang thai, bạn đã từng bị táo bón thì trong khoảng thời gian này có thể việc bị táo bón sẽ xuất hiện thường xuyên và nặng hơn trước. Để có thể khắc phục, thai phụ nên bổ sung lượng chất xơ và uống nước nhiều hơn. Tránh ngồi quá lâu, hay ăn những loại thức ăn cay, nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê... Nên dành thời gian nhiều để vận đồng, đi lại, tập yoga...

5 vấn đề mẹ bầu thường gặp khi ốm nghén 3 tháng giữa thai kỳ
                    
                    
                        
                        2

Bà bầu nên bổ sung nhiều chất xơ trong giai đoạn này để tránh bị táo bón

5. Ăn nhiều hơn

Nếu như ở những tháng đầu tiên, chị em hay nôn ói và không chịu nổi mùi thức ăn. Thì sang giai đoạn ốm nghén 3 tháng giữa sẽ hoàn toàn ngược lại. Đó là cảm giác thèm ăn, và ăn uống có cảm giác ngon miệng hơn trước rất nhiều. Do trong thời gian này, là lúc thai nhi phát triển nhanh nhất. Vì vậy các mẹ bầu thường hay ăn uống nhiều hơn, để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé.

Tuy nhiên, trong việc ăn uống nhiều như vậy thì khả năng tăng cân của các bà bầu là rất lớn và đồng thời cũng sẽ xảy ra chứng ợ nóng thai kỳ gây nhiều khó chịu. Chính vì thế bạn nên sắp xếp thực đơn hợp lý, ăn uống đầy đủ nhưng vẫn đảm bảo được dáng vóc. Có thể chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày ra làm nhiều bữa, bổ sung nhiều nước uống, nhiều rau xanh... và nên nhớ rằng tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng.

>>>Xem thêm: Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu giảm cân phải làm sao?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!