6 cách đơn giản để kiểm soát cơn tức giận

Sức Khỏe Tinh Thần - 01/15/2025

Rất nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua những cơn tức giận. Đó là thứ cảm xúc khó hiểu và khó kiểm soát nhất. Bài viết này sẽ chỉ ra những cách đơn giản để bạn có thể kiểm soát cơn tức giận tốt hơn và những cách hữu hiệu để đối mặt với chúng. Bài viết sẽ không chỉ ra những trải nghiệm tức giận mà sẽ đưa ra điều khiến chúng ta giận dữ, tại sao chúng ta lại tức giận và làm thế nào để chọn được cách đối phó với nó.

Rất nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua những cơn tức giận. Đó là thứ cảm xúc khó hiểu và khó kiểm soát nhất. Bài viết này sẽ chỉ ra những cách đơn giản để bạn có thể kiểm soát cơn tức giận tốt hơn và những cách hữu hiệu để đối mặt với chúng. Bài viết sẽ không chỉ ra những trải nghiệm tức giận mà sẽ đưa ra điều khiến chúng ta giận dữ, tại sao chúng ta lại tức giận và làm thế nào để chọn được cách đối phó với nó.

1. Trút giận không bao giờ là hữu ích:

La hét, gào rú và phản ứng với hy vọng rằng việc trút giận này sẽ khiến chúng ta dễ chịu hơn chỉ là truyền thuyết mà thôi. Trút sự tức giận ra ngoài chỉ khiến cảm xúc của bạn tệ hơn và không hề có ích. Thực tế nó còn gây ra nhiều tổn hại khi tình hình đang khó khăn. Đặc biệt là khi bạn thấy khó khăn trong việc kiểm soát cơn giận của mình thì phản ứng thái quá chỉ khiến cơn giận tăng thêm như chẳng khác nào thêm dầu vào lửa.

6 cách đơn giản để kiểm soát cơn tức giận

2. Tạm dừng nghĩ ngợi

Hãy học cách nắm bắt những dấu hiệu khi bắt đầu cơn giận dữ. Một số người có thể thấy căng cơ, một số lại thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao, số khác lại trải qua tình trạng tim đập nhanh hoặc có thể là bắt đầu cáu kỉnh.... Hãy học cách bước ra khỏi tình thế ngay khi bạn nhận thấy những dấu hiệu đang đến. Dừng lại một chút và giữ bình tĩnh trước khi trở lại đối mặt trong hoàn cảnh đó.

6 cách đơn giản để kiểm soát cơn tức giận

3. Chuẩn bị cho những tình thế khó

Hiểu rõ những điểm mấu chốt và những tình huống dễ khiến bạn tức giận. Hãy nghĩ về cách bạn có thể sẽ phản ứng ra sao và tự chuẩn bị cách phản ứng với những tình huống đó. Hãy thay đổi cách bạn đối mặt với những hoàn cảnh thử thách cũng như thay đổi những ý kiến và phản hồi bạn nhận được từ những người khác trong hoàn cảnh đó. Bạn không thể mong đợi một kết quả khác nếu như bạn tiếp tục tiếp cận vấn đề vẫn theo cách bạn thường làm. Vì vậy, hãy đoán trước tình hình, tự chuẩn bị những lý luận mà bạn có thể dùng để trao đổi và đưa ra cách đối phó tốt nhất để giải quyết.

6 cách đơn giản để kiểm soát cơn tức giận

4. Hiểu rõ điều gì có thể và không thể ảnh hưởng tới bản thân

Rất nhiều cơn tức giận diễn ra trong hoàn cảnh con người có chiều hướng bị tác động bởi sự thay đổi nhưng thực tế lại chẳng có sự thay đổi nào diễn ra. Điều này dẫn đến sự thất vọng và cơn tức giận bộc phát. Điểm quan trọng để hiểu những thử thách trong cuộc sống là biết được điều gì bạn thực sự có thể thay đổi và những điều chấp nhận thử thách. Hãy học cách phân biệt giữa hai nhóm này.

5. Kỹ thuật phân tán tư tưởng

Kỹ thuật này hoạt động hiệu quả nhất trong việc thoát khỏi sự khó khăn và khi bạn biết chúng đang làm phiền bạn và gây ra những phản ứng khó chịu. Học cách phân tán tư tưởng đúng thời điểm có thể là một cách tuyệt vời. Mở rộng vấn đề và nghĩ về những gì khiến mình hài lòng hoặc đơn giản là tập trung vào hơi thở sẽ giúp bạn chịu đựng được trong hoàn cảnh đó, thậm chí là ném bỏ cả những nhu cầu phản khán.

6 cách đơn giản để kiểm soát cơn tức giận

6. Hãy quyết đoán

Vấn đề lớn nhất trong việc kiểm soát sự tức giận là mọi người đều nghĩ rằng cách duy nhất là đàn áp. Điều này không thể tách xa sự thật. Ức chế cảm xúc cũng bất lợi như việc mất kiểm soát cơn giận. Rất nhiều cơn tức giận thường bắt nguồn từ việc bị đối xử bất công, không có cảm giác được người khác hiểu và lắng nghe. Tuy nhiên la mắng và mất kiểm soát chắc chắn không phải là cách tốt và đương nhiên điều đó có nghĩa là bạn đang ức chế cảm xúc. Cách lành mạnh để quyết đoán là học cách diễn tả những bất mãn của bản thân, những mối lo lắng, quan ngại mà không bị thúc ép hay đe dọa từ người khác. Đó là khả năng thiết lập và học cách nói không khi cần thiết mà không làm tổn hại đến người khác, không vượt qua ranh giới của họ và coi thường họ. Đó là một điểm quan trọng để học cách quản lý những cảm xúc gian nan như cơn tức giận.

Ms. Pallavi Tomar (*)

(Nguồn: www.practo.com)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!