Cho con bú là những việc làm đầu tiên mà một người mẹ dành cho đứa con của mình, không chỉ giúp cơ thể của bé chống lại bệnh truyền nhiễm, giảm nguy hại tới sức khỏe như hen suyễn, nhiễm trùng tai, SIDS, và béo phì. Những bà mẹ đang nuôi con có thể giảm nguy cơ xuất hiện ung thư vú ung thư buồng trứng. Nhưng bạn có biết nuôi con bằng sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của cả mẹ và bé? Những điều dưới đây cho thấy việc này ảnh hưởng như thế nào:
Cho con bú giúp phát triển răng tốt hơn
Vào 6/2015 một nghiên cứu từ Pediatrics cho thấy những đứa trẻ chỉ bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng chiếm 72% dường như ít có hàm răng khấp khểnh, ít xuất hiện việc hở khớp răng cửa, răng cắm ngang, và nhô răng hơn trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít hơn 6 tháng hoặc không lớn lên bằng sữa mẹ.
Tuy vậy, điều này không có nghĩa là chỉ những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ một ngày nào đó không cần đến niềng răng. Các yếu tố khác, bao gồm di truyền, sử dụng núm vú, và rụng răng, ảnh hưởng đến trẻ có một hàm răng thẳng. Tiến sĩ Ruchi Sahota, là người mẹ và cũng là đại diện phát ngôn viên cho hiệp hội nha khoa Mỹ cho biết. “Điều tốt nhất mà mẹ có thể làm đó là đưa trẻ đến nha sỹ và đảm bảo nha sỹ có thể theo dõi quá trình răng trưởng thành, răng sữa rụng và răng vĩnh viễn mọc đúng thời điểm. Bạn không nên cho bé cai sữa khi bé mọc răng
Đây là câu hỏi thường xuyên được nêu ra trong việc tư vấn của bố mẹ hay những cuộc trò chuyện với các bà mẹ mới làm mẹ: Tôi có nên cai sữa cho con khi bé bắt đầu mọc răng? Câu trả lời là không nếu như bạn không muốn. Học viện Pediatrics của Mỹ khuyến cáo rằng nên cho con bú trong năm đầu tiên của trẻ. Tổ chức y tế thế giới khuyến khích mẹ nên quyết định cho cả 2 mẹ con. “nếu tiếp tục cho con bú, mỗi trẻ đều khác nhau, mỗi người mẹ cũng khác nhau”. Tiến sỹ Sahota cho rằng “Bạn nên dừng việc cho con bú khi bạn nghĩ rằng điều này là tốt cho cả mẹ và bé mà không phải bởi vì răng của bé đang mọc”.
Cho con bú làm giảm nguy cơ sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
Một lợi ích khác từ việc chỉ nuôi con bằng sữa mẹ, Dr Sahota cho rằng, đây là một phương pháp làm giảm nguy cơ bị sâu răng đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, sâu răng do tiếp xúc thường xuyên và kéo dài với đồ uống có đường. Loại sâu răng này thường xảy ra khi một đứa bé được đặt lên giường với một cái bình – ngay cả khi chứa sữa bột, sữa hoặc trái cây. (Nước cũng ổn vì răng trẻ sẽ không bị ngập trong dung dịch đường trong thời gian dài). Điều này thường xảy ra với răng cửa trên, nhưng các răng khác cũng bị ảnh hưởng.
Trẻ nhỏ được nuôi bằng sữa mẹ có thể vẫn sâu răng
Đây là một trong những câu hỏi phổ biến của các bà mẹ: Cho con bú có thể gây ra sâu răng ở trẻ? Đúng, có thể. Mặc dù sữa mẹ, từ tự nhiên, giống như sữa bột, đều có đường. Đó là lý do tại sao, dù nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa đóng hộp, điều quan trọng luôn quan tâm tới răng của trẻ ngay từ ban đầu. Một vài ngày sau khi sinh, lau nướu của bé sạch sẽ bằng miếng gạc hoặc khăn lau ẩm hàng ngày. Sau đó, đánh răng 2 lần/ngày ngay khi răng đầu tiên xuất hiện. Sử dụng kem đánh răng chứa flour với khối lượng không nhiều đảm bảo trẻ không nuốt.
Luôn chăm sóc bản thân mình thật tốt
Dr Sahota cho rằng, nhiều bà mẹ dù đang nuôi con bằng sữa mẹ không thể chăm sóc được bản thân trước khi chăm sóc cho đứa trẻ của họ.” Bà cho biết. “ Các bà mẹ không còn đánh răng nhiều như trước kia, liệu họ có đánh răng 1 lần/ngày hay thậm chí không đánh răng”.
Một sai lệnh trong chăm sóc răng miệng có thể dẫn đến các bệnh về nướu và sâu răng. Ngăn ngừa sâu răng là rất quan trọng đối với các bà mẹ, như ngay cả việc đơn giản là dùng chung thìa với con có thể truyền vi khuẩn vào miệng của bé. “Thực sự rất quan trọng làm nhiệm vụ cơ bản: đánh răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày. Đến gặp nha sỹ ADA thường xuyên”. Bà cho biết “ Hãy đảm bảo rằng bạn đã ngừa sâu răng và không có sâu răng để không lan truyền sang cho trẻ của bạn.”
Dr Sahota cho rằng bà cũng nhìn thấy hiện tượng nghiến răng nhiều ở các bà mẹ. “ hiện tượng căng cơ cổ và đầu ở họ rất nhiều, dẫn đến hàm của họ căng hơn khiến xảy ra tình trạng nghiến răng”, bà cho biết: “ Mất ngủ khi chúng ta đang mang thai, cũng ít nhiều gây ra việc nghiền răng”. Căng thẳng có thể gia tăng và đó có thể cũng là một vấn đề.
Tất cả các bà mẹ cần uống nước thường xuyên, đặc biệt khi cho con bú. “Không uống đủ nước, là điều rất nguy hiểm cho bà mẹ”. Bà cho biết. “Nếu chúng ta bị khô miệng chúng ta đang có nguy cơ mắc bệnh về nưới, sâu răng và còn nhiều bệnh khác”.
(Nguồn: Mouth Healthy)
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!