Sự nhạy cảm, ê buốt răng không chỉ khiến bạn đau, khó chịu mà còn cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn. Sự ê buốt của răng có thể gây ra đau, những loại đồ ăn, thức uống nóng, lạnh hoặc quá ngọt, đôi khi chỉ là cơn gió mang hơi lạnh thổi vào cũng sẽ khiến hàm răng của bạn bắt đầu đau nhói và buốt.
Hầu hết các trường hợp bị nhạy cảm ở răng do lớp bảo vệ ở ngoài hay còn gọi là men răng hoặc men chân răng bao phủ chân răng bị mòn dần. Do đó lớp ngà răng (một lớp mỏng, bao phủ răng) có đầu dây thần kinh nhạy cảm sẽ dễ bị tác động, dẫn đến ê buốt.
Bạn đang bị ê buốt hay nhạy cảm ở răng? Hãy thử áp dụng 6 phương pháp dưới đây để giảm đi sự nhạy cảm của răng.
1. Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm
Hiện nay có rất nhiều loại kem đánh răng trên thị trường phù hợp với người bị nhạy cảm răng. Một vài loại kem chứa thành phần kali nitrat, giúp bịt lại những ống nhỏ, mảnh ở lớp ngà răng. Các loại kem này không phải dành cho tất cả mọi người, nhưng một số chuyên gia cho rằng chúng thường được sử dụng khi bắt đầu có cảm giác tê buốt ở răng. Maureen Bowerman - Một chuyên gia về bệnh răng miệng ở Saskatoon cho biết: “Bạn sử dụng chúng ra sao như thế nào là điều rất quan trọng. Đã có nhiều người sử dụng nó khi thấy đỡ hơn một ít rồi tự ý dừng lại. Nhưng thật ra bạn cần phải tiếp tục sử dụng nó.”
2. Thay đổi cách đánh răng của bạn
Nếu bạn đang không sử dụng bàn chải mềm, bạn chà răng quá mạnh, không đánh răng đủ 2 phút, đây là những hành động không tốt cho răng. Đánh răng quá mạnh sẽ làm hỏng men răng của bạn, tăng sự ê buốt của răng. Nếu lợi của bạn bị lõm vào, rụng răng hoặc chân răng của bạn bị lung lay. Men chân răng là lớp bảo vệ chân răng, nhưng chúng có thể bị mòn nhanh hơn cả ngà răng. Thay đổi thói quen chải răng là một điều không mấy dễ dàng tuy nhiên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tốt.
3. Tránh đồ ăn và đồ uống chứa nhiều axit
Những loại đồ uống như rượu đỏ, nước trái cây hoặc đồ ăn có chứa nhiều axit như nước cam và giấm sẽ gây hại tới men răng. Hạn chế những loại đồ uống, thức ăn này và cố gắng chà răng sau khi ăn khoảng 20 phút (không được sớm hơn hoặc đánh răng quá lâu sẽ gây mòn men răng). Thậm chí nếu răng của bạn vẫn chưa bị ê buốt, thì cũng nên tránh những loại thực phẩm này để bảo vệ men răng của bạn.
4. Hỏi ý kiến nha sĩ
Nếu loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm không có hiệu quả với bạn, hãy hỏi ý kiến nha sĩ về tình trạng của bạn. Có thể dùng các loại chất làm giảm sự nhạy cảm như vecni Flo (một loại vecni nha khoa) hoặc nhựa dẻo, chì hoặc sứ để trám, đắp lên vùng bị ê buốt của răng. Chúng sẽ dính vào răng trong suốt thời gian từ một vài tháng tới vài năm, phụ thuộc vào chất liệu sử dụng, một số trường hợp cần được bôi hoặc đắp lại.
5. Ngừng nghiến răng
Nếu bạn cóthói quen nghiến răng khi căng thẳng, nó sẽ khiến men răng của bạn bị mòn và khiến tình trạng tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể không nhận ra được lúc bạn nghiến răng, thường là trong khi ngủ, nhưng đau hàm hoặc đau dầu không rõ nguyên nhân có thể hậu quả bắt nguồn từ điều đó. Nếu bạn thường nghiến răng, nên chú ý bảo vệ răng miệng của bạn vào buổi tối, hoặc thay đổi vị trí khi ngủ. Trong trường hợp bạn thường nghiến răng vào ban ngày thì nên tự nhắc nhở mình thả lỏng hàm răng khi một phần răng bị ê buốt hoặc khó chịu.
6. Điều trị tụt lợi
Chân răng được bao phủ bởi lợi. Nhưng nếu bạn bị tụt lợi do có bệnh, hoặc do bàn chải cứng, chân răng sẽ bị phá hủy dần và men chân răng cũng bị mòn đi. Nha sĩ có thể sẽ tái tạo lại lợi cho bạn như cấy ghép mô mới vào lợi. Tuy nhiên, chuyên gia nha khoa Bowerman lưu ý rằng trước khi điều trị, điều quan trọng đầu tiên là phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra sự nhạy cảm, ê buốt răng. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp. Ví dụ: “Nếu bạn đánh răng không đúng cách và gây tụt lợi, bạn cần thay đổi cách đánh răng trước khi bắt đầu điều trị”
Chúc bạn thành công với các cách trên để giúp hàm răng khỏe mạnh.
Bài dịch từ nguồn: Best Health Mag
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và biện pháp chữa răng ê buốt
Những biện pháp giúp bạn giữ hơi thở luôn thơm mát!
7 cách làm trắng răng bằng hoa quả tại nhà
Răng khôn có nên nhổ?
10 tuyệt chiêu để có hàm răng trắng sáng
Niềng răng có an toàn không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!