Những thói quen nhỏ có thể tác động rất lớn đến hôn nhân của bạn mà bạn không ngờ tới. Đây có thể là những điều bạn không ngờ tới khi còn độc thân nhưng sẽ tạo nên rạn nứt và dần dần tạo nên khoảng cách giữa bạn và nửa kia:
1. Thiếu những quyết định chung
Hôn nhân đồng nghĩa với việc các quyết định quan trọng trong đời sống chung cần có sự thống nhất của cả hai bên. Khi quyết định mua sắm món đồ nào có giá trị lớn có thể ảnh hưởng lớn tới nửa kia, bạn cần tham khảo ý kiến của họ trước. Có thể bạn 'trót lọt' một lần, nhưng còn những lần khác khi đưa ra quyết định mua sắm những món đồ nhỏ hơn, quyết định ít quan trọng hơn? Nếu bạn có thói quen mua sắm và đưa ra quyết định độc lập mà không bàn bạc với chồng/vợ, bạn đang dần cắt xén và hạ thấp vai trò của họ trong mối quan hệ. Hãy gọi điện thoại, nhắn tin… bất cứ việc gì dù nhỏ bé để thông báo cho nửa kia biết về quyết định của mình.
2. Những lời nói dối tưởng chừng vô hại
Việc giữ thể diện và hòa bình trong gia đình thường đi kèm với cái giá của nó. Có thể bạn nghĩ đó là những lời nói dối vô hại nhưng dần dần chúng sẽ làm xói mòn lòng tin của anh ấy ở bạn. Điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn như là sự nghi ngờ hay tệ hơn là anh ấy sẽ rời xa bạn. Bạn có thể xử sự một cách thận trọng, không làm mất lòng nửa kia mà vẫn thành thật. Nhưng nếu bạn không thể thực hiện cả hai điều trên, hãy chắc chắn là nửa kia không phát hiện ra sự thật, bằng không bạn không bao giờ có thể biện minh cho mình.
Những thói quen nhỏ có thể tác động rất lớn đến hôn nhân của bạn mà bạn không ngờ tới (Ảnh minh họa: Internet)
3. Phàn nàn
Cho dù đó là việc quan trọng cần được hoàn thành đi chăng nữa, liên tục nhắc nhở anh ấy sẽ không khiến cho tình cảm của hai bạn được cải thiện chút nào. Cằn nhằn, than phiền là hành động có thể phá hủy cuộc hôn nhân của bạn bởi những việc quan trọng không nên được giải quyết chỉ để bạn thể hiện uy quyền với nửa kia. Nếu bạn cần nhắc nhở anh ấy về việc gì nhiều hơn hai lần, hãy xem lại 'chiến thuật' của bạn hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.
4. Ngắt lời nửa kia
Ngắt lời anh ấy khi đang trò chuyện không chỉ gây khó chịu mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng với anh ấy và thiếu kiểm soát bản thân. Thông điệp mà bạn muốn gửi đến nửa kia và những người khác có mặt ở đó là 'Điều tôi nói và nghĩ mới quan trọng và thú vị hơn'. Việc này có thể khó kiểm soát khi cuộc hội thoại trở nên phong phú hơn, nhưng nếu bạn nhận thấy mình đang ngắt lời, hãy ngừng lại, xin lỗi và xin phép được tiếp tục.
5. 'Sửa gáy' đối phương
Hãy cẩn trọng với hành động này. Bạn cần tránh để nửa kia hiểu nhầm rằng bạn nghi ngờ trí thông minh của của họ và bạn không hề có ý định phô trương hay làm người ấy xấu hổ. Và việc bạn sửa sai cho nửa kia chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác thay vì gây rắc rối. Bạn nên dùng những cụm từ như 'Em nghĩ rằng', 'Em nghe nói' hoặc 'Em đọc được một nghiên cứu nói rằng…' thay vì chỉ trích 'Anh sai rồi…'. Những câu nói nặng nề như vậy sẽ không được lưu tâm cho dù thông tin bạn cung cấp có chính xác đến đâu. Nếu nửa kia không thể hoàn tất câu chuyện bởi bạn liên tục 'chỉnh đốn' anh ấy, thì đã đến lúc cân nhắc liệu thông tin chính xác hay hôn nhân của bạn quan trọng hơn.
6. So sánh
Không bao giờ nên so sánh nửa kia với người khác. Không ai có thể tiếp nhận ý kiến này một cách tích cực mà không nghĩ bạn đang phê bình họ. Anh ấy là anh ấy, bạn là bạn, thật không công bằng khi yêu cầu nửa kia phải giống một ai đó. Thay vào đó, hãy cùng nhau xây dựng một cuộc hôn nhân theo cách bạn muốn. Điều này đồng nghĩa với nhiều tình yêu thương, hỗ trợ lẫn nhau cũng như nỗ lực để vun đắp mối quan hệ và anh ấy sẽ hiểu rằng bạn đang có cái mình muốn chứ không phải người khác đang có cái bạn không có. Bạn cần chú ý lời nói và hành động của mình với nửa kia. Đặt mình vào vị trí của người ấy để hiểu được cảm giác của họ khi bị đem ra so sánh không chỉ một lần và nhiều lần. Sự tức giận bị dồn nén và có thể gây rạn nứt cho mối quan hệ của bạn. Vì vậy, hãy học cách bỏ thói quen có hại này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!