Mọi người đều biết rằng đánh răng thường xuyên, ăn uống lành mạnh và đi khám răng là một trong những cách tốt nhất để ngừa sâu răng. Nhưng các chuyên gia nói rằng có rất nhiều bố mẹ mắc sai lầm về việc chăm sóc răng miệng.
Trên thực tế, 42% trẻ em từ 2 đến 11 tuổi bị sâu răng sữa, và 21% trẻ em từ 6 đến 11 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn – theo báo cáo của trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC). Cùng tìm hiểu xem sai lầm lớn nhất của bố mẹ là gì và học cách làm thế nào để giúp con mình có một bộ răng chắc khỏe suốt cuộc đời của chúng nhé.
1. Để trẻ tự đánh răng.
Vì hầu hết trẻ em đều không biết cách đánh răng đúng cho đến khi chúng 8 tuổi, nên bố mẹ cần phải theo dõi quá trình đánh răng của con và kiểm tra xem bề mặt răng đã sạch sẽ chưa. “Không phải trẻ em không muốn đánh răng sạch sẽ, chỉ là vì chúng chưa đủ khả năng để làm mà thôi”.
2. Cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ.
Chuyên gia (*) nói rằng, đây là cách dễ nhất khiến răng của con bị hỏng, nhưng các ông bố bà mẹ vẫn thường làm như vậy. Trên thực tế, theo một bản khảo sát của Học viện nha khoa nhi của Mỹ, 85% bố mẹ nói rằng ru con bằng một chai sữa hoặc nước trái cây không phải là ý hay, nhưng 20% vẫn làm như vậy. Dù là uống một bình trước khi đi ngủ, hay nhấm nháp cả ngày, thì thói quen giữ đường trong miệng càng khiến vi khuẩn ngày càng tăng lên. Nếu con bạn tỉnh dậy trong đêm để uống sữa hay bú sữa, hãy làm sạch miệng bé bằng gạc hay vải mềm hoặc chải răng cho con nếu con đã mọc răng. “Nếu bắt đầu sớm, bạn có thể biến nó thành một thói quen thường ngày.”
3. Gặp nha sỹ lần đầu tiên quá muộn.
Các bác sĩ thường xuyên gặp các trường hợp trẻ từ 2-3 tuổi phải gây tê để xử lý răng sâu hoặc hỏng răng. Một trong những lời giải thích cho việc này là vì bố mẹ của những đứa trẻ đó không đưa chúng đến gặp nha sỹ đúng lúc. Bạn nên cho con đi gặp nha sỹ ngay khi con mọc chiếc răng đầu tiên, hoặc khi con bạn tròn 1 tuổi. Khám răng 6 tháng một lần cũng sẽ giúp con bạn cảm thấy thoải mái hơn - và thậm chí chúng còn rất hứng thú với mỗi lần đi khám răng.
4. Cho con ăn những loại thức ăn ‘lành mạnh’
Chuối, nho khô, ngũ cốc nguyên hạt nghe có vẻ tốt cho sức khỏe nhưng những loại thực phẩm có độ dai, dính, và nhiều đường như vậy sẽ lưu lại ở các khe răng, gây ra sâu răng. Thay vì từ bỏ chúng hoàn toàn, hãy ăn chúng trong các bữa ăn - khi tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn.
5. Hổng chân răng cũng không phải vấn đề to tát.
Có lẽ nhiều bố mẹ nghĩ rằng chân răng hổng rất dễ chữa, nhưng lỗ hổng ở chân răng có thể ảnh hưởng đến con bạn suốt cuộc đời của chúng. Bộ răng sữa khỏe mạnh cũng rất cần thiết để duy trì không gian cho răng vĩnh viễn sau này. Chúng sẽ định hướng bộ hàm để răng mọc đúng vị trí. Thêm vào đó, nếu lỗ hổng bị nhiễm trùng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn, thậm chí nếu bị áp xe, có thể con bạn sẽ cần phải xử lý bằng thuốc giảm đau. Bị hổng chân răng ở trẻ em, đặc biệt là khi chúng không được điều trị, còn có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng nói, ngủ kém, còn có thể là tự ti hay những biểu hiện không bình thường ở trường học.
6. Không dùng flour.
Vào năm 2015, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đã khuyến nghị sửa đổi và khuyên rằng trẻ con dưới 2 tuổi cũng nên sử dụng kem đánh răng có flour. Dù còn nhiều tranh cãi về flour, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng nghiên cứu này rất dễ hiểu vì đây là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa hỏng chân răng. Liều lượng sử dụng cũng rất quan trọng. Với trẻ em dưới 3 tuổi, dùng lượng kem bằng hạt gạo là đủ, với trẻ từ 3 đến 6 tuổi, nên dùng lượng kem bằng hạt đậu. Tuy nhiên, nếu bạn băn khoăn về việc con mình tiếp xúc với flour trong nước và kem đánh răng, thì hãy nói chuyện với nha sỹ của bạn.
7. Dùng nhiều đồ uống thể thao.
Một nguyên nhân phổ biến gây ra sâu răng ở lứa tuổi lớn hơn, đó là việc nhấm nháp đồ uống thể thao hay soda vào bữa trưa, trong khi chơi trò chơi và ở nhà. Để răng bị ngâm trong acid cả ngày sẽ khiến độ PH không có cơ hội để tái cân bằng nữa. Nếu bạn không thể thuyết phục con mình hoàn toàn bỏ hẳn nó ra khỏi chế độ ăn uống, thì hãy động viên chúng nên hạn chế uống nó và dần ngừng hẳn nó.
Dr. Kumar Raja (*)
(Nguồn: www.practo.com)
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!