Bệnh tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa. Không phải người lớn tuổi mới bị mắc phải chứng bệnh này, mà những người còn rất trẻ, tuổi thiếu niên, thậm chí em bé mới sinh vài tuần tuổi cũng bị chúng tấn công nếu khả năng chuyển hóa kém từ lúc bẩm sinh. Để giảm thiểu nguy cơ mắc chứng bệnh mãn tính này, bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh nhất là trong ăn uống.
Bệnh tiểu đường còn có những tên gọi khác như bệnh dư đường hoặc đái tháo đường, đây là một bệnh sinh ra do lượng hocmon insulin trong máu quá ít ảnh hưởng đến sự chuyển hoá cacbonhydrat
Người bị bệnh tiểu đường thường có những biểu hiện như đi tiểu đêm, đi tiểu nhiền lần, ăn nhiều, cân nặng thay đổi thất thường hoặc hay cảm thấy khát nước
Bệnh tiểu đường thường gây ra những biến chứng khá nặng như mù mắt, suy giảm chức năng của thận, gây ra những tổn thương tim mạch,...
Thực tế phản ánh chế độ ăn uống và bệnh tiểu đường có quan hệ rất mật thiết. Nếu người bệnh ăn uống khoa học và chọn lọc thì sẽ giảm được đáng kể những biến chứng do tiểu đường gây ra. Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu kỹ càng trong việc ăn uống cũng có thể giúp trì hoãn thời điểm phát bệnh. Lily & WeCare xin gợi ý cho bạn 9 loại thực phẩm được các nhà khoa học cho là có giá trị cao đối với người bệnh tiểu đường.
Rau xanh
Một số loại rau củ như cải xoăn, mù tạt xanh, cam, chanh, củ cải, bông cải xanh, củ cải, rau bina, bưởi, dâu tây và quả việt quất là những loại thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Những thực phẩm này có hàm lượng carbohydrat và calo thấp. Các loại rau cải xoăn và nhiều loại rau có lá màu xanh đậm khác nên thường xuyên xuất hiện trong mỗi bữa ăn. Rau cải xoăn cung cấp một lượng lớn vitamin, giúp chắc khỏe xương và cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn người bệnh tiểu đường.
Trái cây ít ngọt
Các loại trái cây tươi vừa có công hiệu chống lão hóa, vừa bổ sung vitamin, muối khoáng rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường dùng hàng ngày. Người bệnh nên ăn trực tiếp các loại hoa quả, chứ không nên ép lấy nước uống, chất xơ từ trái cây là thành phần quan trọng giúp giảm đường, làm chậm hấp thu đường... Các loại quả nên người bệnh tiểu đương nên ăn như: quả anh đào, trong quả anh đào có chứa rất nhiều chất anthocyanin với công hiệu kích thích sản xuất insulin; Quả ổi và bưởi cũng có công hiệu giảm đường huyết. Ngoài ra còn phải kể đến các loại quả như: lê, mơ, táo, kiwi, lựu, bơ, xoài... đây là các loại quả giàu chất xơ, chỉ số đường huyết thấp, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các loại quả có chỉ số đường huyết cao như: chuối, cam, dứa, nho...
Trái cây tuy có công hiệu hữu ích, nhưng phải sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sỹ nhằm tránh làm tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường như không ăn nhiều hơn 150g mỗi lần, khoảng cách ăn tổi thiểu 6 tiếng. Uống nhiều nước sau khi ăn các loại trái cây.
Hạt óc chó
Hạt óc chó có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với các cơ quan trong cơ thể. Với bệnh tiểu đường, hạt óc chó đã cải thiện đáng kể lưu lượng máu ở người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 2. Loại hạt này không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn giúp tạo ra insulin, một loại chất mà các bệnh nhân tiểu đường không có.
Cách chế biến hạt óc chó cũng giống như các loại hạt khác. Bạn có thể rang để ăn vặt, trộn với salad, nhưng ngon nhất là nấu cháo. Vị thơm quyện cùng chất béo ngậy của hạt làm cho tô cháo trở nên lôi cuốn hơn.
Hạt chia
Được biết đến như một loại thực phẩm không chứa gluten (gluten là thủ phạm ngấm ngầm gây ra những rắc rối về sức khỏe) giúp ổn định đường huyết, cải thiện độ nhanh của insulin. Đồng thời nhờ các thành phần đặc biệt chứa trong hạt như omega 3, omega 6, kẽm, ma giê, acid folid, sắt... còn có tác dụng chống lại các biến chứng do tiểu đường gây ra. Đặc biệt, chất nhờn của hạt chia khi vào dạ dày giúp cho lượng đường trong dạ dày thẩm thấu chậm hơn, nhờ vậy mà chỉ số glycemic index thấp hơn, có ích cho người bệnh.
Hạt chia được dùng như một loại gia vị. Bạn có thể sử dụng hạt chia để nấu canh thịt hay nấu chung với các loại rau củ thập cẩm khoai tây, cà rốt, củ cải...; trộn với salad; dùng để nấu cháo; hay pha chế với các loại trái cây xay.
Thịt nạc
Thịt nạc không chỉ chứa ít chất béo bão hòa mà còn có một lượng chất đạm dồi dào, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bệnh nhân tiểu đường nên ăn thịt nạc hàng ngày. Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
Chất béo lành mạnh
Chất béo đơn không bão hòa được xếp vào nhóm chất béo không có hại cho sức khỏe, hay còn gọi là chất béo “lành mạnh”. Loại chất béo này có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ bị bệnh tim và hàm lượng cholesterol cao, do đó, những thực phẩm có chứa chất béo đơn không bão hòa là vô cùng quan trọng.
Bạn nên ăn các loại thực phẩm với chất béo lành mạnh như hạnh nhân, lạc, hồ đào, hạt vừng, ô liu, dầu oliu, bơ và dầu hạt cải. Ngoài ra còn có các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
Cá hồi
Nếu bạn duy trì ăn cá hồi mỗi tuần sẽ bổ sung một lượng lớn axit béo omega – 3, giúp bảo vệ tim mạch, mạch máu có lợi cho người bệnh tiểu đường. Các loại cá như cá mòi, cá thu hoặc cá ngừ cũng có tác dụng tương tự. Hơn nữ, cá còn giúp ngăn chặn sự phát triển chứng mất trí nhớ ở người bệnh tiểu đường.
Các loại đậu
Ngũ cốc nguyên hạt với hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao cũng là một lựa chọn lành mạnh khác trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Theo các chuyên gia, ăn nhiều ngũ cố nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 30%.
Các loại hạt đậu như đậu Hà lan, đậu nành, vừng... những loại thực phậm loại này có công hiệu giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 47%. Đây còn là loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa, protein.. rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, giúp ổn định đường huyết. Vì vậy nên sử dụng thực phẩm này thường xuyên giúp ổn định đường huyết.
Sữa chua không đường
Sữa chua không đường là nguồn thực phẩm bổ sung canxi hàng ngày tốt cho người bệnh tiểu đường. Sữa chua cung cấp kali và vitamin D giúp chắc khỏe xương, tốt cho men răng, tăng cường sức khỏe cơ bắp. Hơn nữa, sữa chua có tác dụng giảm cân hiệu quả ở người bệnh tiểu đường bị béo phì.
//
Chế độ ăn 3 bữa 1 ngày có phải là tốt?
Liệu trứng có tốt cho sức khỏe?
Lượng đường trong cơ thể bao nhiêu là vừa phải ?
Muối ăn và muối biển. Sự khác nhau giữa muối ăn và muối biển?
Bạn cần bao nhiêu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!