Lacey Spears, 27 tuổi (Mỹ) vừa tuyên phạt 20 năm tù vì làm con trai mình ốm yếu đến mất mạng chỉ để dân mạng chú ý. Từ lúc con mới lọt lòng, cô đã cho muối vào ống truyền thức ăn. Qua xét nghiệm, các bác sĩ nhận thấy lượng natri trong người bé cực cao, nguyên nhân chính khiến cơ thể bé ốm yếu, bệnh tật. Sau 5 năm sống trong sự đối xử vô nhân đạo của mẹ đẻ, cậu bé đã qua đời.
Muối giúp cơ thể khoẻ mạnh, cải thiện trí tuệ. Tuỳ vào thể trạng và độ tuổi mà cần bổ sung lượng muối nhất định. Tuy nhiên, chúng ta thường tiêu thụ nhiều hơn lượng muối cần thiết. Hãng tin UPI từng đăng một khảo sát được tiến hành trên 170.000 người trưởng thành châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 70% số người bổ sung hơn 10 gam muối mỗi ngày, trong khi lượng muối cần thiết chỉ là 2,3g đến 5,4g.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, gần 60% người Việt bổ sung quá nhiều muối mỗi ngày. Cụ thể người dân Nghệ An 13g/người/ngày, người Hà Nội sử dụng 9g/người/ngày… Việc ăn quá nhiều muối kéo theo sự gia tăng nhiều bệnh nguy hiểm.
Muối là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống
Bệnh về tim mạch
Ăn mặn khiến tim phải làm việc nhiều hơn bình thường, tình trạng kéo dài khiến tâm thất trái phình to, tim suy yếu. Một nghiên cứu mới của Nhật Bản chỉ ra bệnh nhân tiểu đường ăn muối quá nhiều ở làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Năm 2010, Đại học California (Mỹ) công bố một nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc ăn nhiều muối với bệnh tim và đột quỵ. Trong 1 triệu bệnh nhân tử vong do thừa muối có 41% các ca do đột quỵ, 42% do đau tim, còn lại do các bệnh liên quan đến tim mạch. Các bác sỹ cho biết, việc điều chỉnh lượng loại gia vị này hợp lý giúp giảm 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 23% nguy cơ đột quỵ khi bạn qua tuổi 39.
Bệnh cao huyết áp
Chế độ ăn nhiều muối làm tăng thể tích máu lưu thông, khiến áp lực máu trong lòng mạch tăng cao dẫn đến cao huyết áp. Người có tiền sử bệnh này, nếu tiếp tục ăn mặn dễ làm bệnh tình chuyển biến xấu, kéo theo những biến chứng nguy hiểm.
Đồ ăn nhanh thường chứa rất nhiều muối
Bệnh về xương khớp
Ăn quá mặn làm canxi trong cơ thể bị đào thải nhiều hơn mức cho phép. Tình trạng kéo dài dễ gây loãng xương, kéo theo các bệnh khác liên quan đến xương khớp.
Bệnh thận
Thói quen bổ sung quá nhiều muối khiến thận phải làm việc quá sức, làm thận suy yếu. Bên cạnh đó, chất natri trong muối có khả năng giữ nước, làm giảm khả năng thải độc của cơ thể. Các chất vôi và cặn cứng sẽ được giữ lại, lâu ngày tạo thành sỏi thận. Người mắc bệnh thận nên kiêng muối để bệnh tình không xấu đi.
Tăng nguy cơ căng thẳng
Ăn mặn khiến natri trong cơ thể tăng cao, kéo theo số lượng việc gia tăng hoóc-môn truyền các tín hiệu thần kinh từ não tới tim. Việc này làm tim đập nhanh hơn, tạo cảm giác lo lắng, dễ hoảng sợ, cáu gắt.
Điều chỉnh lượng muối mỗi ngày để sống khỏe mạnh hơn
Bệnh tiểu đường
Thói quen ăn mặn làm suy giảm chức năng hấp thụ đường của tế bào. Lúc này, các phân tử đường từ quá trình ăn uống không được tế bào hấp thụ, làm dư thừa đường trong cơ thể, gây bệnh tiểu đường.
Tuổi thọ
Người dung nạp nhiều muối có tuổi thọ thấp hơn những người bổ sung hợp lý. Vì thế, bạn nên giảm bớt lượng gia vị trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Biện pháp phòng ngừa
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh do ăn mặn, bạn nên điều chỉnh lượng muối cho phù hợp. Tốt nhất không quá 5g mỗi ngày. Cần hạn chế các món ăn có nhiều muối như dưa cà muối, khoai tây chiên...
>> Xem thêm: Bé trai tử vong vì bị mẹ truyền muối suốt 5 năm
Ảnh minh họa: Internet
Thanh Nguyên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!