Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh và thoải mái tinh thần.
Tập thể dục thường xuyên khi mang thai có thể cải thiện tư thế của bạn và làm giảm các triệu chứng thông thường như đau lưng và mệt mỏi. Có bằng chứng cho thấy thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, làm giảm căng thẳng và tăng sức bền của con người.
Nếu trước khi mang thai bạn đã có thói quen tập thể dục, hãy duy trì thói quen đó trong chừng mực. Đừng cố gắng tập thể dục theo cường độ cũ, thay vào đó hãy tập những bài tập thoải mái nhất với bạn. Thể dục nhịp điệu là một bài tập được khuyến khích khi mang thai.
Nếu trước khi mang thai, bạn ít tập thể dục, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được chương trình tập một cách an toàn. Đi bộ được xem là bài tập an toàn nhất để bắt đầu luyện tập khi mang thai. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.
Ai không nên tập thể dục khi mang thai?
Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe như bệnh suyễn, bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường, bạn không nên tập thể dục. Vì nó có thể gây ra một số nguy cơ như:
- Chảy máu âm đạo
- Nhau thai thấp
- Dọa sẩy thai
- Sinh non hoặc có tiền sử chuyển dạ sớm
- Cổ tử cung yếu
Những bài tập an toàn khi mang thai
Hầu hết các bài tập đều an toàn trong thời gian mang thai, miễn là bạn tập một cách thận trọng và không lạm dụng nó.
Các hoạt động an toàn và hiệu quả nhất là bơi lội, đi bộ nhanh, đạp xe bằng máy trong nhàvà thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng. Những hoạt động này có ít nguy cơ chấn thương và có thể tập cho đến khi sinh.
Tennis và bóng quần vợt thường hoạt động an toàn, nhưng những thay đổi trong sự cân bằng của quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến chuyển động nhanh. Các hoạt động khác như chạy bộ có thể tập điều độ, đặc biệt là nếu bạn đã duy trì hoạt động này trước khi mang thai.
Những bài tập nên tránh khi mang thai
Có một số bài tập và các hoạt động có thể có hại khi mang thai như:
- Giữ hơi thở sâu
- Trượt tuyết, cưỡi ngựa
- Bóng chày, bóng đá, bóng rổ và bóng chuyền.
- Hoạt động chạy, nhảy
Chương trình tập thể dục cho bà bầu gồm những gì?
Một chương trình tập thể dục cho bà bầu luôn luôn bắt đầu bằng cách làm ấm cơ thể trong 5 phút. Sau đó dành ít nhất 15 phút cho hoạt động tim mạch như đo nhịp tim tại thời điểm hoạt động cao điểm rồi thực hiện các động tác aerobic và dần dần chậm hơn rồi kết thúc.
Lời khuyên cho người mới tập luyện
Dưới đây là một số hướng dẫn tập thể dục cơ bản cho phụ nữ mang thai:
- Mặc quần trang phục phù hợp, thoải mái
- Chọn giày thoải mái, chống chấn thương
- Tập thể dục trên một bề mặt bằng phẳng để tránh thương tích.
- Tiêu thụ đủ calo để đáp ứng nhu cầu của thai kỳ (hơn 300 calo mỗi ngày so với trước khi mang thai) cũng như chương trình tập luyện.
- Tập thể dục sau khi ăn ít nhất 1 giờ
- Uống nước trước, trong và sau khi tập luyện.
- Sau khi thực hiện các bài tập với sàn, hãy đứng dậy từ từ để tránh bị chóng mặt.
- Không tập thể dục đến mức kiệt sức
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
Cảnh báo cho phụ nữ mang thai
Hãy ngừng tập thể dục và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn:
- Cảm thấy đau tức ngực
- Bị đau bụng, đau vùng xương chậu
- Bị đau đầu
- Giảm chuyển động của thai nhi.
- Cảm thấy mệt, chóng mặt, buồn nôn hay choáng váng.
- Cảm thấy lạnh
- Chảy máu âm đạo.
- Nhịp tim bất thường hoặc đập nhanh
- Sưng ở mắt cá chân, tay, mặt hoặc đau bắp chân
- Khó thở
- Đi lại khó khăn
- Yếu cơ
Theo WebMD
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!