CLO test, xét nghiệm qua hơi thở, xét nghiệm qua huyết thanh, xét nghiệm qua phân, cấy, PCR. Là những phương pháp tiên tiến trong việc phát hiện bệnh dạ dày. Trong đó nội soi dạ dày can thiệp làm Clo-test chẩn đoán nhiễm H.Pylori là kỹ thuật lấy một mẩu bệnh phẩm dạ dày qua nội soi sau đó làm Test urease để xác định tình trạng nhiễm HP của mô dạ dày. Vậy kết quả nội soi dạ dày là CLO-TEST dương tính có phải ung thư không?
Kết quả nội soi dạ dày là CLO-TEST dương tính có phải ung thư hay không?
Theo thông tin bạn đọc Anh Thư 24 tuổi gửi câu hỏi về chuyên mục Hỏi Bác sĩ: Tôi bị đau dạ dày và mới đây tôi đi nội soi dạ dày, kết quả nội soi là CLO-TEST dương tính. Bác sĩ chẩn đoán là loét dạ dày cấp hang vị, loét dạ dày HI. Tôi muốn hỏi kết quả như vậy có phải là bị ung thư hay không? Tôi bị như vậy có thể chữa dứt bệnh được hay không?
Bác sĩ Đinh Văn Tàitrả lời như sau:
Viêm dạ dày cấp tính là một khái niệm rộng bao gồm viêm trên niêm mạc dạ dày. Các nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính có thể có cùng biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên chúng khác nhau về đặc điểm mô học. Viêm có thể trên toàn bộ dạ dày hoặc một vùng dạ dày (viêm hang vị dạ dày). Viêm dạ dày cấp tính có thể chia thành 2 nhóm:
Ăn mòn (ăn mòn nông, ăn mòn sâu, hoặc ăn mòn xuất huyết)
Không ăn mòn (thường do vi khuẩn H. Pylori gây ra).
Các biểu hiện thường gặp là: Đau bụng, buồn nôn, nôn, khó chịu vùng thượng vị, chán ăn, ợ hơi, đầy hơi. Trong một số trường hợp có thể là đau bụng cấp tính, đau bụng, buồn nôn và nôn, sốt, nấc,... có thể cùng xuất hiện.
Nguyên nhân viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp tính có một số nguyên nhân, bao gồm một số loại thuốc, rượu bia, thiếu máu ác tính, vi khuẩn, virus, bệnh nấm, stress đột ngột, phóng xạ, dị ứng và ngộ độc thực phẩm, chấn thương. Cơ chế chính của tổn thương là sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và phòng thủ duy trì sự ổn định của niêm mạc dạ dày.
Viêm dạ dày cấp tính ăn mòn có thể do nhiễm các tác nhân hoặc yếu tố gây bệnh, còn gọi là viêm dạ dày phản ứng. Các tác nhân này bao gồm thuốc chống viêm Non-steroid (NSAID), rượu bia, ma túy, stress, phóng xạ, trào ngược dạ dày, và thiếu máu ác tính. NSAID là tác nhân chủ yếu gây ra viêm dạ dày cấp tính.
Nhiễm khuẩn cũng là một lí do của viêm dạ dày cấp tính, vi khuẩn hình xoắn H. Pylori là tác nhân chủ yếu gây ra viêm dạ dày tuy nhiên phần lớn là viêm đại tràng mãn tính. Viêm dạ dày do H. Pylori thường bắt đầu là viêm dạ dày cấp tính ở hang vị dạ dày, theo thời gian phát triển trên toàn bộ niêm mạc dạ dày và trở thành viêm dạ dày mãn tính.
Viêm dạ dày cấp tính do H. Pylori thường không có triệu chứng, vi khuẩn nằm trên lớp niêm mạc là lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lớp này bảo vệ dạ dày khỏi axit bằng cách sản sinh ra một lượng lớn enzym phân rã ure thành amoniac kiềm và CO2. Amoniac kiềm trung hòa axit trong dạ dày đồng thời cũng bảo vệ vi khuẩn này khỏi axit. H. Pylori cũng có đuôi giúp nó di chuyển và chất dính giúp bám vào lớp niêm mạc do đó nó có thể tiếp xúc với tế bào mô dạ dày. Vi khuẩn này gây viêm bằng cách kích hoạt một số độc tố và enzym kích hoạt IL-8 thu hút các vi khuẩn đơn và đa bào gây ra viêm dạ dày cấp tính.
Trường hợp bạn bị loét dạ dày cấp tính có CLO- TEST dương tính tức là bị nhiễm vi khuẩn HP. Trường hợp này không phải là bị ung thư. Tuy nhiên nếu bạn không điều trị dứt điểm bệnh có thể tiến triển và lâu dài có thể sinh ra biến chứng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!