Bạn biết gì về xét nghiệm HPV và phương pháp điều trị HPV? 2

Nữ - 01/08/2025

Ung thư cổ tử cung được biết đến là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Trên thế giới ước tính cứ qua 2 phút lại có một phụ nữ chết vì căn bệnh này, ung thư cổ tử cung xảy ra chủ yếu là do virus HPV gây nên. Vậy thì HPV là gì, xét nghiệm HPV là gì, cách điều trị khi bị mắc HPV ra sao và có cách nào để phòng tránh HPV không?. Hãy để Lily & WeCare trả lời cho bạn qua bài viết dưới đây.

Ung thư cổ tử cung được biết đến là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Trên thế giới ước tính cứ qua 2 phút lại có một phụ nữ chết vì căn bệnh này, ung thư cổ tử cung xảy ra chủ yếu là do virus HPV gây nên. Vậy thì HPV là gì, xét nghiệm HPV là gì, cách điều trị khi bị mắc HPV ra sao và có cách nào để phòng tránh HPV không?. Hãy để Lily & WeCare trả lời cho bạn qua bài viết dưới đây.

1. HPV và xét nghiệm HPV là gì?

HPV hay còn được gọi là Human papillomavirus, là một nhóm với khoảng 100 loại virus khác nhau. Một số loại có thể gây mụn cóc ở da trong khi các loại khác có thể gây ra mụn cóc sinh dục (còn gọi là condylomata) và một số loại gây nhiễm trùng dai dẳng có liên quan đến ung thư cổ tử cung hoặc những loại ung thư ít phổ biến khác như là ung thư miệng, cổ họng, dương vật, âm đạo và hậu môn.

Các xét nghiệm HPV nhằm phát hiện ra DNA của các loại vius HPV có nguy cơ cao liên quan đến ung thư. Một số các xét nghiệm di truyền khác nhằm phát hiện các loại HPV gây mụn cóc và ít rủi ro, nhưng thường các xét nghiệm này không được khuyến cáo cho mục đích đó.

Ngoài ra các xét nghiệm HPV cũng thường không được khuyến cáo sàng lọc cho phụ nữ trẻ mà chỉ nên xét nghiệm cho những người ở độ tuổi 30 trở lên vì bệnh nhiễm trùng HPV tương đối phổ biến ở lứa tuổi này.


Bạn biết gì về xét nghiệm HPV và phương pháp điều trị HPV?
                    
                    
                        
                        2

2. Ý nghĩa của các kết quả xét nghiệm HPV?

Trong xét nghiệm HPV, thông thường sẽ cho ra hai kết quả là âm tính và dương tính với HPV. Trong đó:

HPV âm tính

Xét nghiệm HPV cho ra kết quả âm tính nghĩa là bạn không bị nhiễm bất kỳ loại virus HPV nào và cũng không có nguy cơ nào có thể gây ra ung thư cổ tử cung.

HPV dương tính

Xét nghiệm cho kết quả dương tính với HPV có nghĩa là bạn đã bị nhiễm một hoặc nhiều loại HPV và có nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên khi bạn có kết quả dương tính với HPV, điều này vẫn không có nghĩa là bạn bị ung thư cổ tử cung, mà đó chỉ là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung có thể phát triển trong tương lai. Bác sĩ có thể sẽ khuyên người bệnh nên theo dõi trong vòng 1 năm để xem nhiễm trùng có tự biến mất hay không, hoặc là kiểm tra một lần nữa các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung sau đó mới có quyết định theo dõi, điều trị các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư nếu cần.>>> Xem thêm: Tiêm vắc-xin phòng ngừa virut HPV để làm gì?

Bạn biết gì về xét nghiệm HPV và phương pháp điều trị HPV?
                    
                    
                        
                        2

3. Phương pháp điều trị HPV như thế nào?

Đối với loại virus HPV gây ra mụn cóc sinh dục

Khi bị mụn cóc sinh dục người bệnh có thể được sẽ được chỉ định loại bỏ bằng cách sử dụng hóa chất, làm đóng băng để cắt bỏ, đốt bằng điện, hoặc là thông qua phẫu thuật laser. Đối với hầu hết mọi người, các phương pháp này có thể xóa được hoàn toàn các mụn cóc. Nhưng nếu mụn trở lại nhiều lần, bác sĩ có thể sẽ thử tiêm thuốc interferon cho người bệnh. Mụn cóc sinh dục không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị mụn có thể giữ nguyên, hoặc là phát triển mạnh hơn về kích thước mụn, số lượng mụn và mọc thành một cụm khối lượng lớn.

HPV gây ra ung thư cổ tử cung

Các bất thường trong cổ tử cung do virus HPV gây ra có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Người bệnh có thể được yêu cầu giám sát trong khoảng thời gian vài tháng hoặc 1 năm để xem các vết viêm có thể tự có trở lại bình thường được không. Hoặc nếu tình trạng nặng người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật lạnh đóng băng để phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh ở cổ tử cung hoặc là phẫu thuật cắt bỏ mô có vấn đề.

Bạn biết gì về xét nghiệm HPV và phương pháp điều trị HPV?
                    
                    
                        
                        2

4. Làm thế nào để phòng ngừa HPV?

Theo Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ, HPV có thể được ngăn ngừa thông qua việc tiêm vắc-xin phòng bệnh. Hiện nay có 3 loại vắc-xin được sử dụng trong việc phòng ngừa HPV là:

  • Vắc-xin nhị giá giúp ngừa 98,1% HPV 16, 18.

  • Vắc-xin tứ giá giúp ngừa 100% bệnh liên quan HPV 6, 11, 16, 18 và ngăn đến 90,4% bệnh sinh dục ngoài ở nam giới.

  • Vắc-xin cửu giá giúp ngăn ngừa trên 90% bệnh liên quan HPV 6, 11, 16, 18 và hơn 96% bệnh liên quan HPV 31, 33, 45, 52, 58.

Theo bác sĩ Bùi Chí Thương, giảng viên Đại học Y dược TP HCM , tuổi tiêm vắc-xin HPV hiệu quả nhất là từ 9 đến 26, tốt nhất là từ 11 đến 12 tuổi mà không cần thông qua xét nghiệm. Tuy nhiên thuốc sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi được tiêm ngừa trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên.

HPV là loại bệnh rất dễ lây lan và lây lan chủ yếu qua đường tình dục vì thế những người có quan hệ tình dục và phụ nữ nên chủ động thường xuyên kiểm tra, làm xét nghiệm HPVđể tránh những bệnh tình dục cũng như làm giảm nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm nhất là bệnh ung thư cổ tử cung.>>> Xem thêm: Bạn có biết quan hệ bằng miệng hoặc hôn kiểu Pháp có thể nhiễm HPV

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!