Bạn đã từng nghe hàng loạt những cảnh báo về tác hại của mì ăn liền, nhưng không thể chối cãi rằng đây là một món ăn siêu tiện lợi và có hương vị rất hấp dẫn. Sự tiện lợi này rất khó bỏ, đặc biệt là đối với những nhân viên văn phòng. Vì vậy nếu bạn không thể từ bỏ mì ăn liền - món ăn được ví như độc dược này, thì hãy tự tay chế biến những sợi mì lượn sóng ấy theo cách an toàn nhất, để vừa ăn ngon, lại đảm bảo sức khỏe.
Thành phần của mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất xơ. Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shotrerning) từ 15% - 20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Một trong những tác hại nghiêm trọng nhất của việc ăn nhiều mì gói chính là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, do trong mỳ gói có rất nhiều chất bảo quản và chất phụ gia độc hại.
Về mặt dinh dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp bột và đạm thực vật. Do đó, mì ăn liền thiếu cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Bởi vậy, không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì nó chỉ cung cấp nhiều calo chứ không bổ sung đủ vitamin hay protein cho cơ thể.
Để có một món mì thơm ngon, hấp dẫn mà vẫn đảm bảo sức khỏe, hãy lưu ý chế biến mì ăn liền đúng cách và tham khảo các phương pháp sau:
1. Đổ nước nấu mì lần đầu tiên
Khi nấu nước sôi và cho vào mì, hãy khoan cho gói gia vị vào vội. Sau khi mì tương đối nở, hãy đổ nước mì đầu tiên và nấu một nồi nước sôi khác để dùng chung với mì sau đó. Làm như vậy sẽ giúp bạn giảm khá nhiều lượng dầu và muối dư trong mì, đồng thời cũng loại bỏ lớp sáp dầu rất lớn bao phủ bên ngoài sợi mì gây khó tiêu và hại cho cơ thể.
Thậm chí, các nhà khoa học đã chứng minh rằng cần phải nấu qua ít nhất 4,5 lần lớp nước sôi mới có thể loại bỏ hoàn toàn lớp sáp dầu có hại này. Thế nên mặc dù cách này có vẻ rắc rối, rườm rà nhưng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phòng chống các bệnh gan, ung thư, tim mạch do ăn nhiều mì gây ra.
2. Bỏ gói gia vị dầu mỡ
Gói gia vị nêm mì thường chứa rất nhiều bột ngọt và một lượng lớn muối có hại cho sức khỏe của bạn. Thế nên, bạn không nên sử dụng chúng, thay vào đó là sử dụng những gia vị ngay chính trong gian bếp của bạn.
Nếu đã quá quen thuộc với những gói gia vị, thì bạn chỉ nên dùng 1/2 hàm lượng, bạn có thể nêm thêm bằng gia vị an toàn tại nhà, rồi dẩn dần thay đổi cách nấu chỉ bằng gia vị của chính mình. Hãy tin rằng, hương vị đậm đà của món ăn, ngon hơn và bổ dưỡng hơn nhiều từ chính tay bạn nấu.
Một số bạn có thói quen cho gia vị sẵn trong mì và sau đó đổ nước sôi vào. Đây cũng là một cách làm khiến bạn tự động "nạp chất độc" vào cơ thể. Bởi lẽ khi gặp nước sôi, bột ngọt trong gia vị (chủ yếu là monosodium glutamate) sẽ bị biến đổi cấu trúc phân tử và trở thành chất độc. Vì vậy, chế biến mì ăn liền đúng cách chính là nên đợi nước nguội bớt hoặc sợi mì hơi chín thì mới nêm gia vị vào.
>>> Xem thêm: Các gói gia vị trong mì ăn liền có thực sự gây hại cho sức khỏe? 3. Thêm rau xanh, đạm
Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mì ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa. Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo xơ từ rau ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mì nên bổ sung từ 25 - 30 gam chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm,...
Chúc các bạn có những món ăn ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng và an toàn !
>>> Xem thêm: Cảnh báo 6 tác hại khôn lường từ mì ăn liền ai cũng cần phải biết
Chế độ ăn 3 bữa 1 ngày có phải là tốt?
Liệu trứng có tốt cho sức khỏe?
Lượng đường trong cơ thể bao nhiêu là vừa phải ?
Muối ăn và muối biển. Sự khác nhau giữa muối ăn và muối biển?
Bạn cần bao nhiêu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!