Có những vật dụng quen thuộc đến nỗi mà bạn sẽ không bao giờ đọc hướng dẫn sử dụng. Như việc các nàng phải sử dụng băng vệ sinh đều đặn hàng tháng. Vẫn là nhãn hiệu đó, chủng loại đó, size cỡ đó...những chiếc “urgo” mà không cần ai giải thích hay hướng dẫn, các nàng cũng có thể biết cách “dán” và sử dụng. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi liệu bạn đã dùng băng vệ sinh sai cách và gây nên những tác hại không ngờ tới. Hãy cùng Vicare “check list” những điều sau đây để tự kiểm tra xem, liệu nàng có đang dùng băng vệ sinh đúng cách không.
1. Để sẵn băng vệ sinh trong nhà tắm
Đây là một thói quen rất bình thường và ... không tốt. Một số phụ nữ sống độc thân và có phòng tắm riêng, cho rằng phòng tắm của mình luôn được giữ sạch sẽ, nên vô tư cất sẵn băng vệ sinh (BVS) trong phòng tắm để tiện việc sử dụng. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, hay những người có khí hư nhiều thường dùng BVS mỗi ngày, cho rằng phòng tắm là nơi thích hợp nhất.
Thậm chí, phụ nữ kết hôn nhiều năm đôi khi mặc nhiên với những điều tế nhị trước người bạn đời của mình, mà không biết rằng, sự “thuận tiện” này góp phần làm cho bạn trở nên xuề xoà trong mắt chồng con. Và hơn hết, cho dù là BVS được đặt trên kệ hay ngăn tủ trong nhà tắm, đây vẫn là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Sự ẩm ướt thường xuyên trong phòng tắm, không tránh khỏi việcBVS sẽ bị nhiễm khuẩn. Càng để lâu, BVS của bạn trở thành “tấm chăn” êm ái cho vi khuẩn tích tụ và sinh sôi, càng làm gia tăng sự nguy hại cho bạn khi sử dụng.
2. Không rửa tay sạch khi thay băng vệ sinh
Khi sử dụng băng vệ sinh, các nàng phải dùng tay để lấy, bóc vỏ và dán... vì vậy một đôi tay khô ráo, sạch sẽ là cực kì quan trọng. Dù bạn nghĩ rằng tay mình luôn sạch nhưng vi khuẩn dưới mắt thường không nhìn thấy được. Chính vì vậy vi khuẩn ở tay sẽ vô tình bám vào miếng băng và có thể gây nhiễm khuẩn cho “cô bé” của bạn.
3. Không vệ sinh vùng kín khi thay BVS
Đối với những người thường bị đau bụng kinh nguyệt, cảm giác mệt mỏi và suy nhược khiến bạn có cảm giác “sợ nước”, đặc biệt là vào mùa đông lạnh. Tuy nhiên, giữ vệ sinh vùng kín là điều rất quan trọng và càng trở nên “khắt khe” hơn trong kỳ kinh nguyệt. Vào những ngày “đèn đỏ”, nên thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý (nước muồi có nồng độ thật loãng), và lau khô vùng kín trước khi hoàn tất thay băng. Trong nhiều trường hợp không có điều kiện vệ sinh bằng nước, các chị em nên cẩn thận làm khô sạch bằng khăn ướt (tiệt trùng, không mùi) và giấy vệ sinh để giúp “cô bé” luôn thoải mái, khoẻ mạnh.
4. BVS có mùi thơm và màu sắc rực rỡ
Thị trường BVS hiện nay có rất nhiều loại được tạo mùi để thu hút các khách hàng ưa "kén chọn" của mình. Các nàng có rất nhiều sự lựa chọn từ mùi nước hoa, mùi phấn cho đến mùi hoa nhài, mùi hoa cúc, hoa hồng, nha đam, bạc hà, khuynh diệp, trà xanh,v.v.... BVS có mùi thơm khiến các nàng cảm thấy thích thú, tuy nhiên có nguy cơ gây hại bởi vì được xử lý thêm nhiều chất hoá học để tạo mùi hương. Đáng lưu ý là, khi kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu, các nàng thay vì theo dõi những triệu chứng bệnh có thể đang xảy ra, thì lại lựa chọn BVS có mùi để lấn át. Điều này các làm tăng thêm nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, khiến “cô bé” bị kích ứng, tấy đỏ và ngứa ngáy. Do đó, những người có làn da nhạy cảm phải thật cẩn thận khi sử dụng BVS có mùi hương.
Ngoài ra, hãy lưu ý với những loại BVS có in hoa và trang trí màu sắc rực rỡ, các loại màu hoá học cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng và viêm nhiễm. Hãy lựa chọn BVS đảm bảo chất lượng, nguồn gốc uy tín rõ ràng để giữ an toàn cho vùng kín. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa và loại da của mỗi người, một số loại BVS có mùi hương thảo dược với chất lượng được kiểm định đảm bảo vẫn có thể gây dị ứng. Vì thế, khi có dấu hiệu kích ứng phải đổi ngay loại BVS đang sử dụng, tránh sử dụng thuốc xịt khử mùi và thuốc bôi tuỳ tiện khi có dấu hiệu viêm nhiễm, đồng thời đến các phòng khám phụ khoa để được tư vấn điều trị kỹ lưỡng và cẩn thận.
5. Sử dụng BVS có độ thấm hút cao
Nhiều chị em phụ nữ lựa chọn loại băng vệ sinh có độ thấm hút cao để nhanh kết thúc kỳ kinh nguyệt, và giúp không phải thay BVS nhiều lần. Cần biết rằng, sử dụng băng vệ sinh có độ thấm hút cao làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh phụ khoa. Bởi, các sản phẩm siêu thấm có chức năng là hút hết dịch kinh nguyệt nhưng "mặt trái" là hút luôn những chất dịch giữ ẩm tự nhiên, tạo môi trường kháng khuẩn cho âm đạo. Trên thực tế, trong cơ thể mỗi người đã có sẵn vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), nếu BVS thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm đạo bị khô, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển, sản sinh độc tố và gây viêm nhiễm.
6. Lười thay băng
Một số người có thói quen tiết kiệm BVS, hoặc lười thay băng vào những ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt. Nên nhớ, sử dụng BVS bẩn quá lâu (sau 4 giờ) sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh và gây ra các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Do đó, chỉ sử dụng BVS tối đa trong 6 giờ, tuyệt đối không dùng đến 10 giờ vì nguy cơ viêm nhiễm rất cao.
7. Không chý ý hạn sử dụng của BVS
Hầu hết các chị em nhầm tưởng BVS cũng giống như quần áo nên không có hạn sử dụng. Thực tế, BVS được sản xuất và thiết kế kháng khuẩn trong một thời gian nhất định. Và tất nhiên dùng băng vệ sinh hết hạn sử dụng chính là bạn tự đặt mình vào nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Ngoài ra, đối với những gói BVS đã mở, phần còn thừa sau khi kết thúc kỳ kinh cần phải được bảo quản cẩn thận. Chị em phụ nữ nên đóng gói kín, sau đó cất ở nơi khô thoáng để đảm bảo an toàn.
8. Mặc quần quá chật trong kỳ kinh nguyệt
Trong những ngày đến tháng, hầu hết phái đẹp cảm thấy việc mặc quần bó sát (cả quần lót lẫn quần ngoài), sẽ giúp thấm hút dễ dàng và “trực tiếp” hơn. Đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng, ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển, gây khó chịu cho vùng kín và dễ mắc bệnh phụ khoa. Vì vậy, hãy nên chọn cho mình những trang phục an toàn (màu tối để tạo cảm giác an tâm hơn), chất liệu mềm mại và dễ thấm mồ hôi, với kích cỡ vừa vặn thoải mái.
Cám ơn đã đọc bài viết!
>>> Xem thêm: Té ngửa với tuyệt chiêu sử dụng bao cao su và băng vệ sinh từ Lily & WeCare
Đau bụng kinh và những điều cần biết
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
3 dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang bạn cần biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!