Bạch cầulà gì là câu hỏi mà có rất nhiều người băn khoăn đặc biệt là những người có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Lily & WeCare để tìm hiểu rõ hơn bạch cầu là gì.
Bạch cầu là gì?
Rất nhiều người còn chưa thực sự định nghĩa được chính xác bạch cầu là gì. Bạch cầu là các tế bào miễn dịch, chúng có tên khác là bạch huyết cầu (tế bào máu trắng). Bạch cầu là một thành phần của máu giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm hay các vật thể lạ có trong máu. Bạch cầu đóng vai trò quan trọng nằm trong hệ thống miễn dịch, số lượng các loại bạch cầu trong một lít máu người lớn khỏe mạnh dao động từ 4x109 đến 11x109.
Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn và có nhân. Chúng có số lượng khá lớn chỉ sau các tế bào máu.
Có 5 loại tế bào bạch cầu gồm bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limphô và bạch cầu mônô.
Nguyên nhân của bệnh bạch cầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu. Một số bất thường ở nhiễm sắc thể có thể liên quan tới bệnh. Ngoài ra các rối loạn di truyền có liên quan tới bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính gồm hội chứng Down, bloom, Fanconi thiếu máu hoặc các rối loạn suy giảm miễn dịch như hội chứng Wiskott0 Aldrich. Ngoài ra, virut HTLV-1 hiếm gặp cùng họ với virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người có liên quan tơi bệnh.
Các yếu tố môi trường bên ngoài tác động cũng có thể ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ như hút thuốc, tiếp xúc thường xuyên với bức xạ, các hoá chất độc hại trong môi trường có thể là nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu
Các triệu chứng của bệnh bạch cầu là gì?
Để biết rõ các triệu chứng của bệnh thì cần hiểu rõ bệnh bạch cầu là gì. Đây là bệnh ung thư của mô tạo máu được gọi là tủy xương. Khi bị bệnh bạch cầu thì các tế bào bất thường bắt đầu sản sinh rất nhanh chóng, lấn át, cạnh tranh với những chất dinh dưỡng và các tế bào khác. Các biểu hiện cụ thể như sau:
Thiếu máu
Khi bị bệnh, các tế bào máu đỏ là không thể được sản xuất thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Cơ thể người mắc bệnh sẽ nhợt nhạt, mệt mỏi, và thở nhanh để bù lại sự sụt giảm khả năng vận chuyển oxy. Số lượng các tế bào máu đỏ trong máu sẽ ít hơn bình thường.
Chảy máu hoặc bầm tím
Khi bị mắc bệnh bạch cầu thì tiểu cầu trong cơ thể người bệnh sẽ không thể được sản xuất nên gây ra hiện tượng chảy máu và có thể bắt đầu xuất hiện vết bầm tím. Số lượng tiểu cầu trong máu sẽ thấp hơn mức bình thường.
Chớ chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu
5 cơ sở xét nghiệm máu được đánh giá cao ở Hà Nội
Danh sách những địa chỉ uy tín khám tổng quát trước khi mang thai lần đầu
Chi tiết gói xét nghiệm Xander dành cho phụ nữ mang thai tuần 15-22
Phụ nữ mang thai tuần từ 32 đến 36 nên dùng gói xét nghiệm nào?
Nhiễm khuẩn
Những tế bào máu trắng chưa trưởng thành sẽ không có khả năng chống lại được nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn liên tục trong vài tuần như sốt, ho, chảy nước mũi.
Đau xương và khớp
Đau ở xương và khớp là một triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh bạch cầu. Do tế bào bạch cầu có thể thâm nhập vào trong các bộ phận của cơ thể.
Sưng hạch bạch huyết
Nếu trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh thì cũng có thể bị sưng những hạch bạch huyết dưới ở cổ , cánh tay, vùng bẹn, ngực...
Khó thở
Các tế bào bạch cầu có xu hướng tập trung nhiều xung quanh các tuyến ức. Những tế bào này có thể gây đau và khó thở. Nên người bệnh thường thở khò khè, khó chịu khi thở hoặc bị ho
Cách điều trị bệnh bạch cầu
Việc điều trị bệnh bạch cầu còn phụ thuộc vào tuổi tác và sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị bệnh bạch cầu thường nhằm chấm dứt những biểu hiện như thiếu máu, chảy máu, nhiễm trùng bằng những phương pháp như:
- Biện pháp hóa trị
- Thuốc tiêm trong quá trình hóa trị nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh bạch cầu ở não hoặc ở tủy sống.
- Biện pháp xạ trị
- Thực hiện cấy ghép tủy sống hoặc cấy ghép tế bào máu
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh, truyền máu.
Trên đấy Lily & WeCare đã cung cấp cho các bạn về bạch cầu là gì. Hi vọng rằng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin và kiến thức bổ ích để hiểu rõ hơn về chức năng của bạch cầu cũng như các nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch cầu.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!