Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh là một trong những công cụ đắc lực giúp bố mẹ có thể nhận biết được tình trạng sức khoẻ của con mình. Các vấn đề về suy dinh dưỡng, thừa cân, thiếu cân hay còi xương ...đều được thể hiện rõ trên bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng. Vậy hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi dưới đây, để bạn có thể giúp con mình phát triển với chiều cao cân nặng chuẩn nhất.
Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh nói lên điều gì?
Chiều cao, cân nặng của bé đã đạt chuẩn hay chưa là một vấn đề luộn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bậc cha mẹ. Vì vậy, để giúp phụ huynh có thể chủ động trong việc theo dõi sự phát triển của con, các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng nhi khoa cung cấp bảng chuẩn chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh với các chỉ : Suy dinh dưỡng, nguy cơ suy dinh dưỡng, phát triển bình thường, nguy cơ béo phì, béo phì và chỉ số chiều cao tối thiểu bé cần đạt.
Để biết được chiều cao cân nặng của bé đã đạt chuẩn hay chưa, bạn có thể áp dụng các công thức dưới đây:
Công thức tính cân nặng trẻ em: X = 9kg + 2(N-1)
Trong đó: N là số năm.
Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi thì sẽ được tính: X = 9kg + 2(3-1) = 13kg
Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13kg.
Công thức tính chiều cao trẻ em:X = 75 + 5(N-1)
Trong đó: N cũng chính là số năm.
Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi sẽ được tính: X = 75 + 5(3-1) = 85 cm
Từ đó có thể kết luận rằng: Một đứa trẻ 3 tuổi, nếu phát triển bình thường sẽ có cân nặng là 13kg và chiều cao là 85cm.
Ý nghĩa của bảng chiều cao trong việc chăm sóc trẻ
Từ lúc mới chào đời, tất cả các bé đều giống nhau một điểm đó chính là giảm cân sinh lý. Nguyên nhân chính là do việc giảm lượng nước trong cơ thể bé. Lượng nước này mất đi qua nước tiểu và phân của trẻ. Ngoài ra, khi ra khỏi bụng mẹ, bé còn cần có thời gian làm quen với cách hấp thụ dinh dưỡng mới, theo đường từ ngoài vào chứ không thông qua nhau thai truyền từ mẹ sang như trước đây. Do vậy, nhiều em bé sụt cân đến 10% trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh và sẽ tăng cân trở lại sau 10 ngày tuổi.
Bình thường cân nặng mới sinh của trẻ khoảng từ 3000 – 3500g, nếu bé có cân nặng trên 2500g, mà sinh đủ tháng thì cho thấy bé bị suy dinh dưỡng, còn nếu sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non. Tuần thứ nhất, bé có thể sụt cân sinh lý từ 5 – 10% cân nặng, từ tuần thứ 2 bé có dấu hiệu tăng cân. 3 tháng đầu, bé tăng từ 1000 – 1200g/tháng, từ 3 – 6 tháng tăng khoảng 600g/tháng, từ 6 – 12 tháng tăng 300 – 400g/tháng. Trên 1 tuổi-10 tuổi bé tăng trung bình 2 – 2,5 kg/năm.
Bạn có thể đơn giản hóa vấn đề bằng cách ghi nhớ các mốc chính như sau:
- 10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.
- Từ 5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.
- 1 tuổi: Gấp ba lần cân nặng lúc sinh.
Những lợi ích của việc đạp xe bạn nên biết
Các bài tập ngón tay có ích cho sức khoẻ
5 cách giảm cân hiệu quả với trà xanh
8 loại siêu thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
3 địa chỉ uy tín sử dụng phương pháp nâng ngực Y-line
Cách tốt nhất để xem bé nhà mình có phát triển bình thường hay không? bạn nên cho trẻ ăn đủ chất và thường xuyên theo dõi cân nặng của bé, đặc biệt trong những tháng đầu đời.
Muốn theo dõi một cách chính xác nhất, bạn nên cân bé ít nhất 1 lần/tuần trong 6 – 8 tuần đầu tiên, sau đó có thể giảm xuống còn 1 -2 lần/tháng đến khi bé được 4 tháng tuổi. Từ khi bé được 5 tháng đến 2 tuổi cân 1 lần/tháng. Điều đáng chú ý là: Bạn nên cân bé vào một ngày nhất định trong tháng ngay từ khi mới sinh để từ đó có thể tiện theo dõi con đường phát triển của trẻ về sau.
Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi là cơ sở để bố mẹ sớm biết được con mình phát triển có bình thường hay không? ừ đó đưa ra phương án giải quyết nhằm định hình cho trẻ tránh các bệnh không đáng có và phát triển với một thể hình lý tưởng.>>> Xem thêm: Khám phá các giai đoạn phát triển chiều cao tối ưu của trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!