Bảo quản sữa mẹ thế nào cho đúng, không lo mất chất? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em khi mà lượng sữa nhiều bé không dùng hết hoặc do mẹ phải đi làm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có câu trả lời thỏa đáng.
Việc bảo quản sữa mẹ như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào cách mẹ muốn thời gian để sử dụng sữa cho con là khi nào. Nếu trong 1 ngày thì bảo quản lạnh sẽ tốt hơn là đông lạnh mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất có trong sữa mẹ.
1. Số lượng sữa vắt hợp lý
Tùy từng độ tuổi của trẻ mà lượng sữa mỗi lần vắt khác nhau. Với bé dưới 6 tháng tuổi các mẹ chỉ nên vắt mỗi lần từ 100 đến 150ml. Còn với bé lớn hơn mẹ có thể vắt nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu của bé.
Chỉ nên vắt lượng sữa vừa đủ để cho bé uống.
2. Bảo quản sữa trong nhiệt độ phòng
Với nhiệt độ phòng dao động từ 19 đến 26 độ C thì thời gian bảo quản lý tưởng là từ 4 đến 6 giờ. Tuy nhiên khi bảo quản sữa trong nhiệt độ phòng các mẹ cần linh hoạt bởi nhiệt độ phòng thay đổi tùy lúc vắt sữa cũng như sữa mẹ ở mỗi người là khác nhau. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo sữa mẹ không nên bảo quản trên 4 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng, nhất là khi trời nắng nóng.
3. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh là cách được nhiều người áp dụng bởi thời gian giữ sữa được lâu mà không làm mất quá nhiều chất.
- Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4 độ C trở xuống thì sữa giữ được từ 3 đến 8 ngày. Nếu sữa mẹ vắt ra chưa cho con sử dụng ngay thì hãy cất giữ sữa trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.
- Bảo quản sữa trong tủ đông: với nhiệt độ tủ động -18 đến -20 độ C thì sữa mẹ sẽ bảo quản trong vòng từ 6 đến 12 tháng. Tuyệt đối các mẹ không để sửa tại cửa của ngăn đá vì nhiệt độ không ổn định. Ngoài ra khi muốn bảo quản sửa trong tủ đông, chúng ta hãy để sữa trong ngăn mát khoảng 1 đến 2 giờ rồi hãy chuyển lên ngăn đá nhé.
Nếu sữa mẹ đã rã đông thì vẫn có thể bảo quản trong tủ lạnh thêm 10 giờ nữa và tuyệt đội không làm đông lại.
Ngoài ra sữa muốn rã đông chúng ta phải đưa xuống ngăn mát trong khoảng nửa ngày đến 1 ngày rồi mới mang ra ngoài cho bé sử dụng.
4. Những lưu ý khi bảo quản sữa
Sữa mẹ vắt ra cần được bảo quản trong hộp nhựa cứng cao cấp hoặc bình thủy tinh có nắp đậy kín đã được khử trùng . Các mẹ không nên bảo quản sữa trong túi nhựa chuyên dụng cũng như trong túi nilon. Bởi những chiếc túi này dễ gây mất chất dinh dưỡng cũng như gây độc hại cho nguồn sữa nếu thời gian bảo quản quá dài.
Vệ sinh tay sạch sẽ và các dụng cụ lưu trữ trước khi vắt sữa.
Vệ sinh dụng cụ hút sữa sạch sẽ trước và sau khi vắt.
Tuyệt đối không lưu trữ sữa mẹ trong các khay đá.
Trên đây là cách bảo quản sữa mẹ cũng như những lưu ý khi cất giữ sữa mẹ. Hi vọng qua bài viết này chị em sẽ không còn loay hoay tìm kiếm phương pháp bảo quản sữa mẹ an toàn, không mất chất. Chúc chị em chăm sóc bé yêu khỏe mạnh.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của Lily & WeCare.
>>> Xem thêm: Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ vắt từ máy hút sữa
Đau bụng kinh và những điều cần biết
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
Khám và điều trị bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín tại Hà Nội
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!