Bắt bệnh khi vùng kín đau 'bất thường'

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Vị trí đau ở vùng kín báo hiệu các bệnh phụ khoa khác nhau.

Đau buốt khi đi vệ sinh

Nếu bạn thấy đau buốt vùng kín khi đi tiểu tiện, rất có thể bạn đã mắc một trong số các bệnh sau: Viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo và viêm bàng quang. Biểu hiện cụ thể từng bệnh như sau:

Bắt bệnh khi vùng kín đau 'bất thường'

Nếu bạn thấy đau buốt vùng kín khi đi tiểu tiện, rất có thể bạn đã mắc một trong số các bệnh phụ khoa

- Viêm đường tiết niệu: Bệnh khiến cho nữ giới thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu. Bên cạnh đó là cảm giác đau buốt khi đi tiểu, giữa các lần đi vệ sinh có cảm giác như có kim châm. Đôi khi bạn cũng có thể thấy đau ở bụng dưới và lưng. Viêm đường tiết niệu chủ yếu gặp ở nữ giới nhiều hơn.

- Viêm bàng quang: Tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, gây đau buốt vùng kín khi đi tiểu, đi tiểu rắt. Bệnh rất thường gặp và nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Đặc biệt cần chú ý, nếu bạn bị stress, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.

- Viêm âm đạo: Bệnh nhân có biểu hiện ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều, đôi khi có mủ và có mùi khó chịu. Việc vệ sinh 'vùng kín' trước và sau khi quan hệ không đúng cách để lưu lại xà phòng hay các chất rửa phụ khoa ở 'cô bé' cũng là một nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang.

Đau ở bề mặt ngoài vùng kín

Nếu cơn đau ở bề mặt vùng kín, viêm và mụn mủ trên bề mặt ngoài của bộ phận sinh dục giống như những vết loét lạnh thì nhiều khả năng đó là do nhiễm herpes sinh dục gây ra. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ thì cứ 6 người Mỹ lại có 1 người mắc bệnh này.

Bắt bệnh khi vùng kín đau 'bất thường'

Herpes sinh dục không thể chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát

Bệnh có biểu hiện là những cơn đau thường kèm theo vết loét có thể mọc ở vùng âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài, mông, hậu môn hoặc cổ tử cung. Nếu gặp các triệu chứng này, bạn cần đi khám phụ khoa ngay lập tức. Herpes sinh dục không thể chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho nó ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra. Trong số các loại thuốc này có thể tìm thấy là: Acyclovir, valacyclovir và famciclovir.

Đau ở bề mặt ngoài, vị trí tiếp giáp với quần chíp

Khi bị vùng kín bị đau xót ở vị trí này mà không có bất kỳ biểu hiện gì khác, rất có thể bạn đã mắc một trong số các vấn đề sau đây: Dùng băng vệ sinh không đúng cách, môi trường nước nhiễm bẩn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần quá chật hoặc sử dụng băng vệ sinh hàng ngày liên tục. Nếu bạn có một trong các vấn đề trên, hãy điều chỉnh lại để đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, không bị tổn thương vì chà xát mạnh hay dị ứng với những chất hóa học có trong băng vệ sinh.

Bắt bệnh khi vùng kín đau 'bất thường'

Nếu bạn bị đau bên trong vùng kín thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm men

Đau ở bên trong vùng kín

Nếu bạn bị đau bên trong vùng kín thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm men, một loại bệnh nhiễm trùng khá phổ biến mà nhiều bạn gái không biết là mình đang bị. Các dấu hiệu khác của nhiễm trùng nấm men bao gồm: Ngứa âm đạo, nóng râm ran trong âm đạo, dịch âm đạo có màu trắng hoặc trắng trong, đặc quánh, nặng mùi, đau khi đi tiểu.

Nấm men gây ra nhiễm trùng nấm men được gọi là Candida albicans. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng Candida khác nhau, và có thể bao gồm tiếp xúc trực tiếp với khu vực bị nhiễm nấm men. Candida là một phần tự nhiên của cơ thể, một phần của hệ thực vật đường ruột, có tác dụng giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu Candida trong cơ thể của bạn phát triển quá nhiều, nó có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể và gây ra nhiễm trùng, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức âm đạo và tiết dịch âm đạo. Vì vậy, khi thấy có các triệu chứng này xuất hiện, chị em nên cảnh giác và đi khám để được điều trị sớm nhất.

Giữ vùng kín luôn khỏe mạnh là điều mà các ban nữ luôn cần phải lưu ý. Đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh dùng băng vệ sinh hàng ngày liên tục, khám phụ khoa định kỳ là việc mà bạn có thể tự thực hiện để bảo vệ cơ thể mình.

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!