Bệnh tay chân miêng là một bệnh rất dễ mắc phải ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi do sức đề kháng còn non yếu. Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể phát triển thành những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thường phát vào thời điểm giao mùa, vi khuẩn phát triển mạnh. Rất nhiều bậc cha mẹ hẳn rất thắc mắc về cách chăm sóc cũng như cho bé ăn như thế nào để bé mau khỏi bệnh. Lily & WeCare xin chia sẻ một số lưu ý để bố mẹ tham khảo.
Tình trạng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Trẻ bị bệnh sẽ xuất hiện những vết loát trên khắp cơ thể, thậm chí là trong miệng. Việc cơ thể sốt, đau họng khiến trẻ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, kết hợp với những đau đớn do vết loét gây ra có thể dẫn đến việc trẻ bỏ ăn, quấy khóc khi ăn.
Lưu ý khi cho trẻ bị bệnh ăn
-Vì bé rất kén ăn trong thời gian này nên hãy cho bé ăn những món bé thích.
-Chế biến đồ ăn thật mềm, nhuyễn để cho bé dễ ăn hơn.
-Chia nhỏ bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Và đừng ép bé ăn vì bé sẽ rất đau.
Vị bị lở loét gây đau đớn nên trẻ có thể sẽ bỏ ăn
-Có thể cho bé ăn sữa bột, sữa chua, bột dinh dưỡng.
-Sau khi ăn, nên cho bé súc miệng sạch sẽ. Có thể cho bé ăn thêm trái cây tươi, sạch hoặc thay thế bằng nước ép hoa quả.
-Tăng cường bổ sung vitamin C cho bé.
Khi thấy bệnh của bé đã có dâu hiệu thuyên giảm được 4-5 ngày thì nên cho bé quay lại chế độ ăn bình thường.
Trẻ bị bệnh thì cần kiêng gì?
- Ăn thức ăn quá nóng. Vì sẽ làm các vết loét bị đau. Hãy cho bé ăn đồ ăn được làm mát, điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Có thể bổ sung cho bé sữa chua, sữa bột hoặc bột dinh dưỡng.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa và cách chăm sóc
-Không cho bé ngậm đồ chơi hay núm vú cao su.
-Tránh dùng các loại muỗng sắc, vì có thể chạm vào vết loét gây đau.
-Tuyệt đối không để trẻ ăn chung, hoặc ăn chung với trẻ bị bệnh khác.
-Hạn chế cho bé đi vào vùng có dịch. Nếu bắt buộc phải đi thì hãy cho bé đeo khẩu trang, rửa tay bé cẩn thận trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ có mầm bệnh.
Nếu được chăm sóc cẩn thận thì bé hoàn toàn có thể khỏi bệnh sau 2 tuần. Tuy nhiên, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bệnh chuyển biến xấu đi thì cần đưa bé đến ngày các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!