Bất cứ người mẹ nào cũng đều hiểu được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Những năm tháng đầu đời bé cần được chăm sóc nuôi dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Đồng thời, để giúp bé phát triển hơn, các bà mẹ thường kết hợp sử dụng thêm các loại sữa bột trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên, có một thực trạng đang xảy ra khá phổ biến là bé bú bình bỏ bú mẹ. Điều này khiến cho các bà mẹ vô cùng lo lắng và không biết nên xử trí sao.
Nguyên nhân khiến bé bú bình bỏ bú mẹ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bú bình bỏ bú mẹ, mà đa phần những yếu tố này xuất phát từ việc mẹ trực tiếp gây ra khiến cho trẻ "sợ" bú mẹ.
Có những em bé mới sinh ra đời, thay vì được bú sữa mẹ đầu tiên thì lại được làm quen với sữa bình. Chính vì điều này mà bé đã quen dần với mùi vị và cách bú bình nên khi đưa vú mẹ để bé ti thì bé cảm thấy khó chịu.
Thứ hai, có thể khi bú mẹ, lượng sữa của mẹ về chậm nên trẻ không đủ kiên nhẫn để chờ. Vì với bé, bú sữa bình lượng sữa sẽ về đều đặn hơn nên sẽ thoải mái tiếp nhận.
Một nguyên nhân nữa khiến bé bú bình bỏ bú mẹ là vì các chị em đột nhiên thay đổi mùi cơ thể, có thể là do sử dụng nước hoa, dầu gội đầu, sữa tắm... khác so với mùi hương trước đó khiến con "không thích" và không muốn gần mẹ.
Trong giai đoạn bé nhà bạn đang chuẩn bị mọc răng sữa, lúc này con hay có cảm giác khó chịu ở nướu răng. Chính vì vậy mà khi bú sữa bé hay cắn vào đầu ti, theo phản xạ các chị em sẽ la mắng lớn tiếng. Điều này làm bé sợ hãi và không dám bú mẹ vào lần sau.
Ngoài ra có một số nguyên nhân khác xuất phát từ trẻ, có thể trẻ khó chịu khi bú mẹ do mẹ cho bú sai tư thế, sữa quá mạnh khiến bé không thể bú cùng một lúc, do bị tưa lưỡi, hoặc bé không chịu được mùi sữa của mẹ do mẹ ăn các thức ăn có mùi khó chịu, không hợp với khẩu vị của con...
Lượng sữa của mẹ về quá nhiều khiến trẻ không nuốt kịp cũng khiến bé bỏ bú mẹ
Ảnh hưởng của việc bé bú bình bỏ bú mẹ
Mặc dù bú bình là cách giải quyết tối ưu khi mẹ gặp phải các vấn đề như sũa chưa kịp về, sữa ít, cho bé bú bổ sung, hay thay thế khi mẹ đi làm... Tuy nhiên theo khuyến cáo, dù bú bình ở trong trường hợp nào đi nữa thì vẫn không được khuyến khích bằng việc mẹ cho con bú trực tiếp.
Khi cho trẻ bú mẹ, ngoài việc hỗ trợ tối đa sự phát triển ở trẻ còn làm tăng tình cảm mẹ con dành cho nhau. Ngoài ra việc mẹ cho bé bú như vậy còn giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng; làm tử cung trở lại hình dạng như bình thường, tăng khả năng co bóp và đẩy các chất dư thừa sau sinh; nhanh chóng làm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo; giảm khả năng phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú... Ngoài ra với những chị em có lượng sữa dồi dào sau khi sinh, nếu cho bé bú còn có thể tránh nguy cơ bị căng tức ngực do sữa quá nhiều.
Mẹ nên quan sát để tìm ra nguyên nhân vì sao bé không chịu bú mẹ
Cách khắc phục để bé bú mẹ trở lại
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân
Để có thể khắc phục một cách toàn diện tình trạng này, thì mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến bé "chán" bú mẹ và cải thiện nó:
- Nếu như bé sợ mùi sữa thì mẹ nên tránh như loại thức ăn gây khó chịu, làm bé không thích.
- Mẹ nên thay đổi hoặc không sử dụng mùi nước nước hoa, sữa tắm, dầu gội làm bé bị dị ứng
- Cho bé bú đúng tư thế, quan sát xem khi bú mẹ trẻ có cảm giác khó chịu hoặc không đồng ý với tư thế mẹ đang thực hiện hay không để có thể thay đổi phù hợp hơn.
- Mẹ nên ở bên cạnh, vuốt ve, ôm ấp yêu thương con nhiều hơn
- Nên cho bé bú mọi lúc bất cứ khi nào bé cần
- Không cho trẻ bú bình, mà mẹ có thể vắt sữa ra và dùng thìa đổ cho con
- Đặc biệt trong trường hợp bé không bú mẹ được do mắc phải các tình trạng đau xương đòn, xương hàm... ngay từ khi sinh ra thì mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn để mẹ có tư thế bú phù hợp hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!