Bé trai dậy thì sớm, cha mẹ phải khắc phục như thế nào?

Nam - 11/24/2024

Dậy thì là một trong những giai đoạn rất quan trọng đối với con của chúng ta. Khi con đến tuổi dậy thì, cha mẹ rất lo lắng hoang mang. Bé trai dậy thì sớm, cha mẹ phải làm sao? Đó là một trong những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Cùng Lily & WeCare đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Dậy thì là một trong những giai đoạn rất quan trọng đối với con của chúng ta. Khi con đến tuổi dậy thì, cha mẹ rất lo lắng hoang mang. Bé trai dậy thì sớm, cha mẹ phải làm sao? Đó là một trong những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Cùng Lily & WeCare đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Đối với các bậc cha mẹ, dậy thì là giai đoạn phát triển hết sức quan trọng của con cái. Bác sĩ luôn khuyên các bậc phụ huynh, nên quan tâm trẻ ở giai đoạn này. Bởi giai đoạn dậy thì, trẻ không chỉ thay đổi về tâm lý mà còn phát triển về cơ thể.

Nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm ở bé trai

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm ở bé trai như:

- Do di truyền

- Bất thường hoặc bị tổn thương não ( vùng dưới đồi, tuyến yên), tuyến sinh dục ( tinh hoàn)

- Do ăn uống không khoa học, hợp lý

- Dùng thuốc ( có chất nội tiết)

- Môi trường sống không phù hợp

Bé trai dậy thì sớm, cha mẹ phải khắc phục như thế nào?

Những dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé trai

Độ tuổi dậy thì bình thường ở bé trai là 12 tới 17 tuổi. Tuy nhiên, tùy vào cơ thể của từng bé mà có sự thay đổi không giống nhau. Độ tuổi dậy thì trung bình ở bé trai là 11.5 đến 12 tuổi.

- Dấu hiệu dậy thì đó là tăng kích thước tinh hoàn

- Tiếp theo là lông mu bắt đầu mọc

- Lông mu, lông nách, tinh hoàn và dương vật tiếp tục phát triển

- Giọng nói thay đổi

- Các cơ bắp to lên, có khả năng cương cứng và xuất tinh

- Xuất hiện mồ hôi cơ thể, hôi nách, mụn trứng cá

- Sự thay đổi về tâm lý

Có xu hướng thích được tự do, độc lập, tự quyết định, thể hiện cái tôi của bản thân, chuyển sang sinh hoạt với bạn bè nhiều hơn là gia đình.

Thể hiện cái tôi của bản thân, chứng tỏ giới tính của bản thân như thích thể hiện sự nam tính, tính quân tử ...

Bắt đầu có những tình cảm khác giới, bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người khác giới, thích yêu và được yêu, chưa nắm rõ và phân biệt được đâu là tình yêu đâu là tình bạn. Tự tin hơn, luôn mong muốn thu thập nhiều thông tin phát triển giá trị của bản thân, thể hiện cái tôi và sự thông minh của mình.

Phát triển trí tuệ nhanh, liên tục, phát triển suy nghĩ về giá trị đạo đức, lòng vị tha, lí tưởng hóa, và dần hình thành suy nghĩ đến mục tiêu cuộc sống của mình

Dậy thì sớm ở bé trai có ảnh hưởng gì không?

Dậy thì sớm ở bé trai ảnh hưởng đến mặt tâm lý của trẻ. Các bé trai khi dậy thì sớm sẽ có giọng nói khác với các bạn cùng trang lứa, hoặc là mọc râu. Điều này làm cho bé trở nên tự ti và ngại giao tiếp với bạn bè.

Cách phòng tránh dậy thì sớm ở bé trai

Để trẻ dậy không dậy thì sớm, các bậc phụ huynh lưu ý những cách sau:

1. Có chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ đặc biệt là giai đoạn dậy thì. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và hạn chế đồ uống có ga, thức ăn nhiều dầu mỡ, ít đồ ngọt. Không cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng và các sản phẩm dinh dưỡng kem dưỡng da chứa nội tiết tố.

2. Nên hạn chế đồ ăn nhanh

Thức ăn nhanh chiên nhiều dầu mỡ làm khả năng dậy thì sớm ở bé trai, bé gái cao hơn gấp 2,5 lần so với trẻ bình thường.Hạn chế đồ ăn nhanh và thay vào đó là trái cây.

3. Trẻ nên tăng cường hoạt động thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao giúp trẻ phát triển cơ thể đều đặn và khỏe mạnh. Vì thế, mỗi ngày trẻ nên dành 30 phút để tập thể dục thể thao.

4. Ngủ đúng giờ giấc

Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển sinh lý, tâm lý của trẻ. Đối với trẻ dậy thì, tâm lý thay đổi nên cần phải được nghỉ ngơi thật tốt.

5. Hãy dành cho con bạn môi trường tự nhiên

Môi trường sống ảnh hưởng tới việc dậy thì sớm ở bé trai. Vì vậy, bậc phụ huynh nên chú ý tạo cho con một môi trường tự nhiên cho trẻ.

Bé trai dậy thì sớm, cha mẹ phải khắc phục như thế nào?

Điều trị dậy thì sớm ở bé trai như thế nào?

Điều trị nội khoa

Hầu hết trẻ em bị dậy thì sớm trung tâm, có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc. Điều trị này, được gọi là điều trị St-RH, thường bao gồm một mũi tiêm thuốc hàng tháng, như leuprolide, dừng trục HPG và chậm phát triển hơn nữa. Đứa trẻ tiếp tục nhận được thuốc này cho đến khi đến tuổi bình thường của tuổi dậy thì. Một khi dừng thuốc, quá trình dậy thì bắt đầu lại.

Phẫu thuật can thiệp

Nếu bệnh do khối u, u nang buồng trứng tuyến thượng thận... gây nên thì phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Sau phẫu thuật, trẻ cần được kiểm tra định kỳ ở bệnh viện để xem xét kết quả. Nếu u nằm trong não, việc quyết định phẫu thuật phải được sự đồng ý của bác sĩ ngoại khoa thần kinh.

Vừa rồi Lily & WeCaređã chia sẻ tới bậc phụ huynh những thông tin về dậy thì sớm ở bé trai, cách phòng ngừa dậy thì sớm ở bé trai như thế nào? Khi bị dậy thì sớm, cách điều trị dậy thì sớm ở bé trai như thế nào?...Với những thông tin trên, các bậc phụ huynh nên chủ động quan tâm, theo dõi tâm lý, sự thay đổi của con trong giai đoạn này.

Xem thêm:

  • Dậy thì sớm ở trẻ có phải là dấu hiệu bệnh lý?
  • Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé gái và cách điều chỉnh khoa học

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!