Vài hôm trước, tôi được phân công giao kiện hàng cho một vị khách hàng. Tôi và khách hàng đã hẹn gặp nhau tại tiệm cà phê, ngay bên dưới tòa nhà chung cư của khách hàng.
Tôi đến sớm và mua bữa sáng tại tiệm cà phê. Tôi vừa ăn vừa đợi đến giờ gặp khách hàng của công ty. Đúng lúc ấy, tôi nhìn thấy một cậu bé có vẻ mặt hoảng hốt bước vào tiệm, cậu bé muốn mua bữa sáng, nhưng ngặt nỗi bên trong tiệm có rất đông người.
Bên cạnh tòa nhà chung cư là một khách sạn lớn, đoàn du khách vì muốn tranh thủ thời gian nên đã xếp một hàng dài mua cà phê và bữa sáng. Điều này khiến nhân viên trong tiệm làm việc không ngơi nghỉ.
Khi cậu bé bước vào tiệm, nhìn hàng người nối đuôi nhau, cậu bé sững người giây lát, sau đó ngoan ngoãn đến hàng cuối xếp hàng. Cậu bé cứ liếc mắt nhìn đồng hồ, dường như cậu bé sắp trễ học.
Ngay lúc này, máy thu tiền ngừng hoạt động. Đoàn du khách và khách hàng trong tiệm bực tức thể hiện vẻ mặt thiếu kiên nhẫn. Chủ tiệm lập tức gọi một nhân viên nữ, lần lượt ghi yêu cầu chọn món của từng vị khách và bảo đầu bếp chuẩn bị.
Nhiều du khách sau khi xếp hàng chờ đợi đã rất tức giận khi máy thu tiền của khách sạn ngừng hoạt động, khiến việc phục vụ bị chậm trễ. (Ảnh minh họa).
Mỗi lần cô gái đến trước mặt từng vị khách, cô liền cúi người và xin lỗi vì để họ đợi lâu. Mặc dù vậy, vẫn có người ca thán và thể hiện thái độ tức giận.
Có người bắt đầu to tiếng chửi mắng nhân viên trong tiệm, họ bảo rằng lần sau sẽ không bao giờ quay lại. Có người không ngừng hối thúc và càm ràm nhân viên trong tiệm phải đẩy nhanh tốc độ phục vụ. Có người còn yêu cầu chủ tiệm tống cổ đoàn du khách ra khỏi tiệm để mọi người khỏi phải đợi lâu.
Khi nhân viên nữ đến cuối hàng, cô hỏi cậu bé chọn món. Lúc đầu, cậu bé có vẻ mặt rất hoảng hốt, nhưng sau đó liền bình tĩnh. Sau khi cậu bé chọn món, liền nói một câu: 'Cảm ơn chị, chị đừng lo lắng'.
Vị trí ngồi của tôi gần quầy thu ngân, nên tôi có thể nhìn bao quát sự việc. Nhân viên nữ đã mỉm cười khi nghe lời cảm ơn và xoa dịu đúng lúc của cậu bé. Lúc đó, tôi đa nghĩ: 'Bố mẹ nuôi dạy đứa trẻ này chắc hẳn không phải người tầm thường'.
Không lâu sau, mẹ của đứa trẻ xuất hiện. Nhìn thấy đoàn du khách xếp hàng dài trong tiệm, chị ấy không hề tỏ vẻ hoảng hốt. Chị dịu dàng đến bên con hỏi rõ sự tình. Cậu bé tường thuật mọi chuyện cho mẹ nghe. Chị đã nói rằng: 'Con trễ học rồi đấy'. Cậu bé ngại ngùng đáp: 'Nhưng con đã gọi món rồi'.
Cậu bé ngập ngừng nhìn mẹ, dường như sợ mẹ sẽ nổi giận. Tôi nhìn thấy người mẹ xoa đầu cậu bé, cô ấy bảo rằng: 'Mẹ sẽ giải thích với giáo viên của con. Chúng ta sẽ đợi một lát, lần sau mẹ con mình sẽ xuất phát sớm hơn'.
Cậu bé thở phào nhẹ nhõm và mỉm cười với mẹ. Hai mẹ con khiến khung cảnh trong tiệm cà phê như sáng bừng, họ vui vẻ trò chuyện và mỉm cười với nhau. Trong khi đó đoàn du khách và khách hàng trong tiệm đang tỏ vẻ khó chịu với nhân viên phục vụ.
Sau đó, tôi vô cùng kinh ngạc khi biết mẹ của đứa trẻ chính là khách hàng của công ty. Cô ấy chưa bao giờ gây khó dễ cho đồng nghiệp của tôi, không đòi hỏi những yêu cầu vô lý. Nếu chưa đến thời hạn hoàn thành kiện hàng, cô ấy sẽ không yêu cầu chúng tôi tăng ca cho kịp bàn giao. Sau khi nhận kiện hàng, cô ấy lập tức thanh toán tiền. Đồng nghiệp của tôi từng khen rằng: 'Khách hàng dễ chịu như cô ấy, nếu đốt đuốc lên tìm cũng tìm không thấy'.
Sếp của tôi từng nhắc về cô ấy:
'Khách hàng của chúng ta làm việc trong ngành dầu mỏ. Thời trẻ, cô ấy trải qua nhiều công việc, và có thời điểm làm việc trên giàn khoan dầu hơn nửa năm. Sau khi trở về nước, cô ấy bắt đầu công việc giao dịch dầu mỏ. Cô ấy đã gặp qua rất nhiều người, có những người nghèo vất vả kiếm từng xu để sinh sống qua ngày, và có những người giàu đến nỗi tiêu tiền như nước'.
Khí chất của một đứa trẻ phụ thuộc vào trải nghiệm cuộc đời của bố mẹ. Khi bố mẹ trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chỉ cần nhìn vào con của họ sẽ biết ngay.
Khi bố mẹ hiểu được nỗi khổ của người khác, họ mới có thể dạy con biết tôn trọng người lao động vất vả.
Khi bố mẹ từng gặp nhiều trắc trở trong cuộc đời, họ mới có thể dạy con gặp chuyện không vội, gặp chuyện không hoảng loạn.
Khi bố mẹ từng gặp nhiều biến cố trong cuộc đời, họ mới có thể dạy con hiểu không nên trách móc cuộc đời, thay vào đó hãy nỗ lực thay đổi bản thân.
Bố mẹ chính là ánh mắt của con trẻ. Tầm hiểu biết của bố mẹ chính là cao độ mà đứa trẻ sẽ đạt đến.
Các nhà tâm lý học từng giảng giải về hiện tượng phản ứng giữa con người với nhau. Đó là chúng ta thường dựa vào cách đánh giá của người khác để làm thước đo, nhìn nhận và đánh giá chính bản thân mình. Thông qua phản ứng của người khác, chúng ta sẽ nhận được tín hiệu 'đúng' hoặc 'sai'. Sau đó, chúng ta ngầm nhận thức phán xét của người khác là tiêu chuẩn sống của mình.
Bởi vậy, bố mẹ chính là ánh mắt của con trẻ. Tầm hiểu biết của bố mẹ chính là cao độ mà đứa trẻ sẽ đạt đến. Nhiều người bảo rằng, những đứa trẻ lớn lên phải tự dựa vào bản thân để thay đổi cuộc sống. Nhưng thực tế, đây là thời đại mà cha mẹ nỗ lực thì con sẽ được hưởng phúc phần, không chỉ là của cải vật chất mà còn là tri thức cho đời sau.
Thầy giáo của tôi từng nói rằng: 'Nếu bố mẹ không có nhiều trải nghiệm trong cuộc đời, thì họ không có khả năng nuôi dạy một đứa trẻ xuất sắc, bởi khi đó, đứa trẻ đã thua ngay từ vạch xuất phát'.
Theo Cmoney
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!