Bệnh hăm ở trẻ em và những điều cần biết

Chăm Sóc Bé - 01/18/2025

Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và non nớt, do đó, nếu không cẩn thận trong quá trình chăm sóc thì sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương cho bé và tiềm ẩn nhiều chứng bệnh khác nhau. Trong đó, hăm (hay viêm da vùng tã lót) là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu. Vậy làm thế nào để các bà mẹ phòng tránh bệnh lý này cho bé? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và non nớt, do đó, nếu không cẩn thận trong quá trình chăm sóc thì sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương cho bé và tiềm ẩn nhiều chứng bệnh khác nhau. Trong đó, hăm (hay viêm da vùng tã lót) là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu. Vậy làm thế nào để các bà mẹ phòng tránh bệnh lý này cho bé? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh hăm ở trẻ em và những điều cần biết

Nguyên nhân gây bệnh hăm tã ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng bệnh hăm tã mà các bà mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc em bé. Trong đó, điển hình là một số lý do sau:

- Đóng bỉm quá chặt và trong thời gian quá lâu sẽ gây dị ứng cho da

- Giặt tã lót bằng các loại xà phòng có thành phần gây dị ứng da

- Hệ thống bài tiết trên da bị rối loại, da toát mồ hôi nhưng không được thông thoáng. Sau một thời gian dài, làn da sẽ bị tổn thương

- Vùng da quấn tã quá bí bách và ẩm ướt, cơ thể vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện vi khuẩn, nấm phát triển ở trẻ nhỏ

- Ngoài ra, chứng hăm cũng có thể xuất hiện khi cơ địa của trẻ dị ứng với một loại thực phẩm nào đó.

Bệnh hăm ở trẻ em và những điều cần biết

Triệu chứng hăm ở trẻ

Để nhận biết chứng hăm và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, các bà mẹ cần hiểu rõ các dấu hiệu của bệnh lý này. Thông thường, một số triệu chứng có thể quan sát bằng mắt thường, bao gồm:

- Làn da xuất hiện vết màu hồng

- Xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước gây đau và khó chịu cho trẻ

- Có thể hình thành các vết loét trên da

- Vùng da bị hăm thường có nhiệt độ nóng hơn với những vùng da khác.

- Khi thay tã lót hoặc lau người, trẻ nhỏ thường tỏ ra khó chịu và hay quấy khóc

- Hầu hết, các vết hăm thường hình thành ở vùng bụng, mông, bộ phận sinh dục và kẽ hai bên đùi.

Bệnh hăm ở trẻ em và những điều cần biết

Phòng chống bệnh hăm cho trẻ em

Một tin vui cho các bà mẹ là bệnh hăm tuy xuất hiện khá phổ biến, nhưng lại rất dễ phòng tránh và điều trị.

- Sử dụng tã lót bằng chất vải dễ thấm hút, từ đó sẽ tạo sự khô thoáng cho phần mông, đùi của trẻ

- Chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt là vùng mông, đùi, hai bên khe

- Lau khô da cho bé sau mỗi lần tiểu tiện

- Giữ vùng da thay tã luôn khô thoáng

- Nên sử dụng loại xà phòng phù hợp với làn da của con bạn

- Tuyệt đối không sử dụng khăn ướt vì có thể gây kích ứng cho làn da

- Cho trẻ mặc những bộ đồ thoải mái

Bệnh hăm ở trẻ em và những điều cần biết

Các cách điều trị chứng hăm ở trẻ nhỏ

Tùy theo mức độ hăm và cơ địa của trẻ, bạn có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp điều trị dưới đây:

- Sử dụng thuốc bôi Bepanthen hoặc Penaten để tạo một lớp màng chắn bảo vệ da cho bé khi đi tiểu hoặc đại tiện.

- Chữa hăm bằng nước lá chè xanh: Đun sôi lá chè xanh và một vài hạt muối. Sau đó để nguội và chắt lấy phần nước rửa sạch những vùng hăm như nách, bẹn, kẽ đùi, mông...cho bé. Chú ý rửa bằng khăn mềm từu 3 – 4 lần/ 1 ngày đến khi trẻ khỏi bệnh.

Bệnh hăm ở trẻ em và những điều cần biết

Để đảm bảo an toàn cho bé yêu, khi trẻ bị hăm, các mẹ cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hướng dẫn và phương pháp điều trị khoa học nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!