Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí hay còn gọi là phế quản gây nên hiện tượng phù, làm hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng ho khan, khó thở, thở khò khè ở trẻ. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Vậy các mẹ đã biết bệnh hen suyễn cấp tính ở trẻ sơ sinh là gì, nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1.Khái niệm hen suyễn cấp tính ở trẻ sơ sinh là gì?
Hen suyễn cấp tính ở trẻ sơ sinh là những cơn hen đến bất ngờ và mẹ khó nhận biết được bé nhà mình đang mắc bệnh, bé dễ rơi vào trạng thái khó thở, thở khò khè, rít trong cuống họng. Thông thường những đợt ho khò khè, khó thở của bé xảy ra là do tình trạng tắc nghẽn luồng khí thở do các phế quản bị co thắt, sưng phù và hẹp lòng phế quản do đờm nhớt làm bít tắc phế quản.
2. Tại sao trẻ sơ sinh mắc hen suyễn cấp tính?
Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn cấp tính ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do các tác nhân kích thích như bụi bặm, hóa chất, các chất dễ gây dị ứng...khiến tình trạng hẹp đường thở gia tăng càng gây khó thở, thậm chí bé không thở được, được gọi là lên cơn hen.
Khi các tác nhân kích thích lên phế quản của bé, chúng sẽ gây ra phản ứng viêm, đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất gây ra tình trạng chít hẹp đường thở. Lúc đó phế quản sẽ bị sưng đỏ, phù nề kết hợp với việc tiết ra các chất nhầy từ các mô bị viêm với số lượng nhiều dẫn đến tình trạng tắc nghẹt trong lòng phế quản. Khi trẻ bị hen suyễn cấp tính sẽ có phản ứng mạnh mẽ hơn đối với các tác nhân gây dị ứng, kích thích và các vi sinh vật dẫn đến tình trạng co thắt phế quản gây ra hiện tượng khó thở và các phản ứng quá phát của cơ thể.>>> Xem thêm: Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn cấp tính ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu ở của hen suyễn cấp tính ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Bé thở gấp
Thở khò khè
Việc thở của bé trở nên khó khăn hơn. Một số biểu hiện như lỗ mũi phình ra, vùng da xung quanh và giữa sường và vùng da ở phía trên xương ức sẽ bị co lại, cơ bụng của bé co bóp mạnh.
Bé có hiện tượng ho dai dẳng: Khác với ho thông thường, ho do hen suyễn có thể tự khỏi nhưng có thể nặng thêm trong một số điều kiện nhấ định như ho nặng hơn vào ban đêm, trong giấc ngủ hoặc trước khi rạng sáng, nhiều trường hợp dẫn đến ói mửa.
Xuất hiện màu xanh hoặc nhạt ở mặt, môi hoặc móng tay
Bé khó bú
4. Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn cấp tính ở trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh, các bà mẹ cần chú ý một số điều sau đây:
Hạn chế sử dụng máy lạnh khi thay đổi thời tiết
Kiểm soát các yếu tố dị ứng như giặt áo, gối, thú bông bằng nước nóng hàng tuần. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và đặc biệt bạn không nuôi chó mèo trong nhà vì nguy cơ gây bệnh hen suyễn cấp tính ở trẻ sơ sinh từ động vật là rất cao.
Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bị cảm cúm, phế cầu...
Khi ra đường hãy nhớ luôn mang khẩu trang cho bé
- Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc lá rất độc, nếu bé hít nhiều có thể sẽ gây ra tình trạng ho.
Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa và cách chăm sóc
Trong lộ trình điều trị hen suyễn cấp tính ở trẻ sơ sinh, bé sẽ luôn được theo dõi các thay đổi để giảm bậc hoặc nâng bậc điều trị: nếu khống chế được ổn định trong 3 tháng thì sẽ giảm bậc còn nếu sau 1 tháng không khống chế được cơn hen suyễn sẽ xem xét nâng bậc và thay đổi chỉ định điều trị.
Hen suyễn cấp tính ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm vì đến bất ngờ khiến các bậc phụ huynh không kịp thời đối phó, hơn nữa ở giai đoạn này bệnh hen đã trở nên nặng hơn. Do đó, các mẹ hãy kịp thời phát hiện và xử trí cấp cứu cơn hen cấp tính nhằm chặn đứng cơn hen suyễn và tránh những diễn biến xấu về sau.>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!