Bệnh quai bị có thể gây vô sinh ở nam giới

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Bệnh không nguy hiểm, nhưng dễ di chứng, để lại hậu quả lớn. Đặc biệt là viêm tinh hoàn, dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới.

Bệnh quai bị dễ lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống. Thời gian lây và ủ bệnh vào khoảng 6 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng điển hình là nổi hạch bên quai hàm. Khi đã mắc bệnh hoặc tiêm phòng, hầu hết mọi người không mắc lại quai bị một lần nữa.

Biểu hiện của bệnh quai bị

Bệnh quai bị có thể gây vô sinh ở nam giới

Ảnh minh họa

Sau khi tiếp xúc với vi-rút quai bị khoảng 14 - 24 ngày, bạn sẽ có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau ở quai hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong 1 tuần. 

Hạch có thể nổi ở một hoặc cả hai bên hàm. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên, có khi lan đến ngực. Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn liên tục và khó nuốt. 

Biến chứng vô sinh

Tuổi nào cũng có thể mắc quai bị. Bệnh phổ biến ở quãng độ tuổi từ 5 - 9 và đỉnh cao là 10 - 20 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh sẽ gây ra các thể biến chứng nguy hiểm như cứng cổ, không xoay đầu được, nhức đầu, nôn mửa và một số triệu chứng khác như điếc (4%), viêm tuyến tụy (5%).

Nguy hiểm nhất là viêm mào tinh hoàn. Khoảng 25 - 30% trường hợp nam giới mắc quai bị bị viêm một bên và hai bên túi tinh. Khi bệnh quai bị để lại biến chứng viêm tinh hoàn, thì triệu chứng rõ nét là da bìu đỏ, tinh hoàn sưng to 3-4 lần bình thường, nóng, cứng. 

Sau một tuần, tinh hoàn sẽ tự động nhỏ lại, nhưng biến chứng sau đó là khoảng 35% trường hợp bị teo tinh hoàn, khả năng vô sinh rất cao, hoặc nhẹ nhất là tinh dịch bất thường như loãng, ít tinh trùng, chất lượng tinh binh yếu...

Sau thời gian mắc bệnh, quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong vòng 1 tới 6 tháng sau đợt viêm cấp tính. Quá trình sinh tinh sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. 

Cách phòng tránh biến chứng

Hiện chúng ta không có thuốc đặc trị bệnh này, chủ yếu điều trị bệnh theo triệu chứng. Cụ thể, để chống viêm tinh hoàn thì người bệnh có thể chườm nóng tinh hoàn, nằm nghỉ trong thời gian đau và dùng thêm thuốc chống viêm, giảm đau; để chống viêm tuyến nước bọt thì chườm nóng vùng hàm, xúc miệng bằng nước sát trùng, ngậm chanh, ăn thức ăn lỏng trong những ngày đau.

Cách phòng lây nhiễm là cách ly người bệnh, khi người lành tiếp xúc với bệnh nhân thì phải đeo khẩu trang. Trường hợp viêm tinh hoàn, nên chọn loại quần chíp có thể nâng đỡ tinh hoàn tốt để giảm đau. Ngoài ra, bạn cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!