Bệnh sởi khi mang thai khiến nhiều người lo lắng về biến chứng có thể gặp phải với thai nhi và bà bầu. Vậy bệnh sởi nguy hiểm như thế nào và có biện pháp phòng ngừa nào hay không? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này các bạn hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu bài viết dưới đây.
Bệnh sởi ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Khi bị sởi hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm nên rất dễ mắc phải một số bệnh như viêm phổi, viêm đường tiết niệu,... Đặc biệt bệnh viêm phổi sẽ việc cung cấp oxy cho thai nhi gặp trở ngại - điều này rất dễ dẫn đến tình trạng suy tim ở thai nhi.
Bà bầu bị sởi kèm theo sốt sẽ khiến thân nhiệt mẹ cao, dao động ở mức từ 39 đến 40 độ C. Trong khi đó nhiệt độ buồng tử cung bao giờ cũng cao hơn thân nhiệt từ 1 đến 1,5 độ C. Điều này đồng nghĩa thai nhi phải sống trong môi trường có nhiệt độ cao từ 40 đến 41,5 độ C. Mức nhiệt cao này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dễ gây ra sảy thai hoặc thai chết lưu.
Bệnh sởi khiến hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm và gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến thai nhi khi bà bầu bị sởi còn phụ thuộc vào độ tuổi. Theo đó mức độ ảnh hưởng cụ thể như sau:
Trong ba tháng đầu thai kỳ người mẹ bị bệnh sởi thì tỷ lệ thai nhi bị dị dạng là rất cao. Ngoài ra một số trường hợp sẽ sinh con ra nhẹ cân, trẻ sinh ra hay ốm đau, hệ miễn dịch kém,...
Trong ba tháng giữa thai kỳ nếu người mẹ bị sởi thì tỷ lệ dị dạng thai nhi là thấp. Tuy nhiên khả năng sinh non hoặc thai chết lưu vẫn rất cao.
Trong ba tháng cuối thai kỳ bà bầu bị sởi tỷ lệ dị dạng hầu như không còn nhưng vẫn có thể bị sinh non hoặc lưu thai.
>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh sởi là gì?
Biện pháp phòng sởi khi mang thai
Bệnh sởi khi mang thai gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Vì vậy việc phòng sởi khi mang thai là hết sức quan trọng. Dưới đây là một số giải pháp phòng ngừa bệnh sởi ở thai phụ:
Tiêm phòng sởi trước 3 tháng khi mang thai là cách tốt nhất để tạo ra kháng thể chống lại vi rút gây bệnh sởi.
Vệ sinh thân thể, nhà ở, nơi làm việc, học tập luôn sạch sẽ để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Khi ra ngoài cần mang khẩu trang y tế.
Hạn chế xuất hiện nơi đông người và cần đeo khẩu trang khi đén những nơi có nhiều người.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn, vi rút gây hại.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
Luyện tập đều đặn mỗi ngày từ 30 đến 45 phút để cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Luôn đảm bảo mũi họng được sát trùng bằng nước muối sinh lý.
Không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi và các bệnh lây nhiễm khác.
Nếu bị sốt cần đưa đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án xử lý kịp thời.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Bệnh sởi khi mang thaidễ gây những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy tốt nhất chị em cần bảo vệ và phòng ngừa bệnh sởi bằng những việc làm thiết thực hàng ngày để đảm bảo có một sức khỏe tốt, một thai nhi khỏe mạnh.>>> Xem thêm: Cách phòng bệnh sởi rubella an toàn bạn cần biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!