Bệnh sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em

Kiến Thức Y Học - 01/19/2025

Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em là bệnh khá phổ biến trong những năm trở lại đây. Đặc biệt bệnh nếu không được điều trị sớm dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ emlà bệnh khá phổ biến trong những năm trở lại đây. Đặc biệt bệnh nếu không được điều trị sớm dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Nhất là khi trẻ nhỏ sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì việc lây bệnh càng dễ dàng hơn. Để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh này đung cách, các bạn hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu về sốt phát ban dạng sởi dưới đây.

Biểu hiện của sốt phát ban dạng sởi

Vi rút sởi có trong không khí và phát tán nhanh chóng, chúng xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp. Vì vậy dễ lây lan, phát triển thành dịch bệnh nếu không được kiểm soát nhanh chóng. Khi bị vi rút sởi xâm nhập vào cơ thể sẽ chia ra thành các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 8 đến 11 ngày và bệnh nhân không có biểu hiện gì rõ ràng.

Giai đoạn khởi phát: giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Lúc này người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ nhưng đột ngột cao, sau đó chuyển sang sốt cao. Kèm theo đó là tình trạng chảy nước mũi, ho, mắt có gỉ nhiều, sưng nề hai mi mắt, hắt hơi, thậm chí có thể bị viêm thanh quản.

Bệnh sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em

Giai đoạn toàn phát: sau khi kết thúc giai đoạn khởi phát cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện các nốt ban dạng dát sần. Nốt ban nhỏ nổi gờ trên bề mặt da xen kẽ các ban dát màu hồng. Ban có thể mọc dải rác hoặc dính liền thành từng đám diện tích khoảng 3 đến 6mm. Ngày thứ nhất ban mọc ở sau tai rồi lan ra mặt. Sang ngày thứ hai lan ban lan xuống ngực rồi tay. Ngày thứ ba ban lanh xuống lưng, chân. Ban kéo dài 6 ngày rồi biến mất theo thứ tự mọc của nó.

Biến chứng của sốt phát ban dạng sởi

Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em nếu không điều trị, điều trị kịp thời hoặc do cha mẹ tự ý điều trị có thể dẫn đến bội nhiễm, gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây.

-Biến chứng đường hô hấp: ban đầu là viêm thanh quản thường xuất hiện ngay giai đoạn khởi phát bệnh. Sau đó chuyển sang viêm phế quản, thường xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban.

Viêm phế quản, viêm phổi: biến chứng này thường xảy ra sau mọc ban. Biến chứng này có thể gây tử vong trong bệnh sởi ở trẻ em.

-Biến chứng thần kinh bao gồm có viêm não, viêm màng não, viêm tuỷ cấp

-Biến chứng đường tiêu hóa: với bệnh chủ yếu là viêm niêm mạc miệng, viêm ruột.

Đề phòng bệnh sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em

Để phòng bệnh sốt phát ban dạng sởi thì giải pháp hữu hiệu đầu tiên cần thực hiện là tiêm phòng sởi. Tiêm phòng vắc xin sởi khi trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi để đạt hiệu quả cao nhất.

Bệnh sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em

Khi trẻ bị sốt chưa rõ nguyên nhân cần cách ly, hạn chế đến những nơi đông người rồi nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và có phương án điều trị chuẩn xác.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ở, nguồn nước và vệ sinh cho trẻ sạch sẽ.

Qua bài viết trên đây các bạn đã hiểu phần nàosốt phát ban dạng sởi ở trẻ em rồi đó. Hi vọng các bậc cha mẹ sẽ chăm sóc, bảo vệ con thật tốt để bé yêu luôn khỏe mạnh mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!