Bệnh tay chân miệng ở phụ nữ có thai

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Tay chân miệng là một loại bệnh rất phổ biến ở Việt Nam và thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Với nhiều biến chứng nguy hiểm, tay chân miệng vì thế đang là loại bệnh khiến cho rất nhiều bà bầu lo lắng trong thời gian gần đây. Vậy thì bệnh tay chân miệng là gì và có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Tay chân miệng là một loại bệnh rất phổ biến ở Việt Nam và thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Với nhiều biến chứng nguy hiểm, tay chân miệng vì thế đang là loại bệnh khiến cho rất nhiều bà bầu lo lắng trong thời gian gần đây. Vậy thì bệnh tay chân miệng là gì và có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng (HFMD) là một dạng bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh này là gây ra sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và ở cả mông. Bệnh phổ biến ở rất nhiều quốc gia châu Á và đã đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu được gây ra bởi virus coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường là tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các loại virus nhóm Enterovirus, bao gồm virus enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh tay chân miệng ở phụ nữ có thai

2 Bệnh tay chân miệng và phụ nữ có thai

Theo tổ chức y tế thế giới, việc nhiễm virus nhóm enterovirus, bao gồm cả bệnh tay chân miệng, là hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Chúng gây ra bệnh ở thể nhẹ hoặc là không gây bệnh cho thai phụ. Ngoài ra cho đến ngày nay vẫn chưa có một bằng chứng rõ ràng nào chứng tỏ việc nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng, có liên quan đến các vấn đề cụ thể mà thai phụ có thể gặp phải trong quá trình mang thai như là sảy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh.

Tuy nhiên, thai phụ mắc tay chân miệng được nhận định là có thể truyền virus sang cho đứa trẻ nếu như họ bị nhiễm bệnh ngay trước khi sinh hoặc là trong lúc sinh nở. Trong khi đó đối với hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virus tay chân miệng lây từ mẹ sang con chủ yếu là mắc bệnh ở thể nhẹ, rất hiếm khi có tiến triển thành các bệnh nhiễm trùng nặng.

Nói như vậy không có nghĩa là bệnh tay chân miệng không gây nguy hiểm cho mẹ và trẻ sơ sinh. Mà theo Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, mặc dù chưa có nghiên cứu chính xác về mối quan hệ giữa bệnh tay chân miệng và phụ nữ mang thai nhưng phụ nữ mang thai vẫn nên tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai bị bệnh tay chân miệng và đặc biệt là chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lây truyền để phòng trừ tối đa hậu quả của tay chân miệng tới trẻ sơ sinh.

Bệnh tay chân miệng ở phụ nữ có thai

3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho phụ nữ có thai

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, khi ăn uống, trước khi cho trẻ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ xong, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước của người bị tay chân miệng.

- Làm sạch môi trường sống, luôn giữ nhà cửa, phòng ốc, trường học.... sạch sẽ và thường xuyên lau rửa các vật dụng bẩn lâu ngày với xà phòng và nước, sau đó khử trùng lại bằng các chất tẩy rửa thông thường.

- Tránh tiếp xúc gần với các trẻ em bị bệnh tay chân miệng để làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

- Không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh tay chân miệng đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc là nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn để tránh lây nhiễm cho người khác.

- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh của bản thân hoặc con trẻ và có sự chăm sóc y tế kịp thời nếu như trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo.

- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho ở những nơi có bệnh dịch.

- Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng của trẻ bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác một cách đúng cách.

Trên đây là một vài thông tin về bệnh tay chân miệng với phụ nữ mang thai mà các mẹ nên lưu ý, hi vọng với những thông tin mà Lily & WeCare vừa cung cấp, bạn đọc đã có thêm thông tin cho mình từ đó yên tâm hơn về thai kỳ của mình cũng như có cách phòng chống bệnh tay chân miệng cho cả mẹ và bé tốt hơn.>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!