Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em. Vậy bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây Lily & WeCare sẽ đưa ra những thông tin thiết thực nhất về bệnh viêm tai giữa để mọi người biết mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.
Bạn biết gì về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em?
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ ở trong độ tuổi từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi. Trẻ thường mắc viêm tai giữa do viêm V.A lan vào vòi nhĩ, làm cho vòi nhĩ bị viêm hoặc tắc lại. Ở trẻ em, do vòi nhĩ ngắn nhưng khẩu kính lại lớn hơn người lớn, do vậy, vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa.Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Trẻ mắc chứng viêm V.A thường bị lan vào vòi nhĩ dẫn đến viêm tai giữa.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
- Trẻ nhỏ từ 6 tháng - 3 tuổi tuổi sức đề kháng còn yếu, nên virus thường sễ xâm nhập gây nên bệnh viêm tai giữa.
- Khi trẻ nằm bú sữa bình do mẹ không cẩn thận hoặc có thể trẻ ngủ quên khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm tai giữa.
- Do cảm lạnh, cảm cúm lâu ngày không khỏi.
- Sống ở khu vực bị ô nhiễm, trong nhà có người hút thuốc lá.
- Khi ngứa tai trẻ thường bỏ tay chọc ngoáy vào tai, do nhỏ nên tay lặn sâu gây viêm tai giữa.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị
Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm tai giữa chưa thể hiện rõ , trẻ không sốt, không đau tai, không chảy dịch ở tai. Do vậy nếu không để ý hoặc không tiếp xúc với trẻ thường xuyên thì rất khó để phát hiện bệnh. Nếu cứ để vậy bệnh viêm tai giữa sẽ chuyển từ giai cấp tính sang giai đoạn mạn tính. Nếu đã mạn tính thì bệnh biểu hiện rõ rệt hơn đó là hiện tượng chảy mủ tai liên tục.
Vì vậy, ngay khi trẻ có những triệu chứng như: Trẻ sốt cao ở mức 39 - 40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn, co giật, lấy tay bứt vào tai..thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời để bệnh chữa để bệnh không tái phát.
Vậy bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nếu bố mẹ bỏ qua các triệu chứng thể hiện không rõ ở cấp tính mà để bệnh viêm tai giữa chuyển sang mạn tính thì vô cùng nguy hiểm. Ở giai đoạn mạn tính bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ từ đó có dẫn đến rối loạn ngôn, nặng hơn là trẻ bị điếc. Nếu bệnh viêm tai giữa ở trẻ em không được điều trị , thì bệnh có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng sọ não rất nguy hiểm như: viêm màng não, áp xe não, hoặc gây liệt dây thần kinh dây số 7.
>>> Xem thêm: Nên cẩn thận với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Cách phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ em
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa và cách chăm sóc
- Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với những người bị mắc bệnh viêm tai giữa.
- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.
- Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh vì thế mẹ không nên cho trẻ cai bú sớm.
- Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
- Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ đúng chỉ dẫn.
- Luôn giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ để đầy lùi các bệnh.
- Khi tai trẻ bị dính nước, nên dùng tăm bông thấm chứ không tiện gì lấy đó để tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh không quá nguy hiểm nếu được người lớn phát hiện đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Nếu để lâu ngày đến cấp độ mạn tính sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, khả năng cao là bị điếc và các bệnh về não như: viêm màng não, áp xe não...Vì vậy bố mẹ nên quan tâm và chú ý mọi điều bất thường nhất ở trẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!