“Chào bác sĩ, tôi vừa sinh cháu và gần đây tôi có cảm giác ngực bị căng nhức, đau và không ra sữa dẫn đến tình trạng bé thì không có đủ sữa còn tôi thì đau ngực và khó chịu. Tôi được biết sau khi sinh con, nhiều mẹ có thể bị viêm tuyến vú. Vậy, trường hợp của tôi như thế có được tính là bị bệnh viêm tuyến vú không và cách điều trị viêm tuyến vú như thế nào? Cảm ơn bác sĩ.” - Câu hỏi của chị Minh, 26 tuổi.
Trên thực tế, ngực căng đau nhức và tình trạng viêm tuyến vú thường hay xảy ra đối với chị em phụ nữ sau khi sinh. Vì thế, bài viết này Lily & WeCare sẽ giải đáp thắc mắc của chị Minh cũng như sẽ cung cấp thông tin cụ thể về bệnh viêm tuyến vú giúp các chị em phụ nữ.
Ngực căng đau nhức
Tình trạng bộ ngực của mẹ thấy bị căng tức, nặng nề trong vài tuần đầu tiên là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu mẹ thấy ngực mình khó chịu hơn sau thời gian đó nhất là khi ngực trở nên đau cứng và không thoải mái thì có thể mẹ đang bị ứ sữa vì khi căng sữa sẽ khiến cho ngực của mẹ bị cứng và gây khó khăn cho việc bám ti của em bé.
Phương pháp mẹ nên làm:Mẹ nên cho bé bú thường xuyên từ 8 đến 12 lần một ngày trên cả hai ngực. Đặc biệt, mẹ không nên bỏ lần bú nào của bé và tiếp tục cho bé bú cả đêm lẫn ngày. Mẹ cũng hãy chắc chắn bé đang được nằm ở vị trí chính xác và được núm vú đúng cách khi bú, vì điều này giúp ngực mẹ tiết hết ra sữa. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng một chút nước làm mềm núm vú trước khi cho bé bú. Đồng thời, mẹ có thể kết hợp mát xa bầu ngực để sữa xuống nhanh và tự nhiên hơn.
Mẹ không tiết ra sữa
Có vẻ đây là hiện tượng của triệu chứng tắc tia sữa, mặc dù trong khi mẹ đang bị căng sữa nhưng mà không thể tiết ra được khiến bầu ngực to và căng, đau nhức và bé không có sữa mẹ để bú. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như mẹ không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh, sữa non, mẹ bị cảm nhiễm hàn tà, làm sữa khó lưu thông,...và một số nguyên nhân khác. Đặc biệt nhất còn do trong quá trình cho bé bú mẹ vệ sinh đầu vú không tốt nên bị nhiễm khuẩn, trong khi vi khuẩn thường xâm nhập từ ngoài vào thông qua đầu vú và hệ thống ống tuyến vú. Vì thế, khi hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ bị hẹp và gây cản trở sữa thoát ra ngoài.
Cách điều trị: Mẹ có thể áp dụng cách phòng tránh tắc tia sữa khi chưa có triệu chứng này hoặc có thể áp dụng cách điều trị khi bị tắc tia sữa.
- Mẹ có thể dùng tay Massage.
- Mẹ nên dùng các dụng cụ hút sữa.
- Chườm nóng.
Bệnh viêm tuyến vú
Đây là căn bệnh còn được gọi là viêm tuyến sữa, đó là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú và thường liên quan đến việc cho con bú. Nó có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị .
Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh:
- Vú mẹ bị sưng đỏ.
- Căng tức và thường đau ở phần trên của vú.
- Khi cho con bú có cảm giác đau nhức hoặc có cảm giác nóng rát trong vú.
- Sốt cao kéo dài, chán ăn,..
Trên đây là một vài triệu chứng có thể nhận biết được khi mẹ bị bệnh viêm tuyến vú, mẹ nên chú ý tham khảo để nhận ra bệnh kịp thời và có cách điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của viêm tuyến vú được chuẩn đoán là do bệnh nhân cho con bú sai kỹ thuật nên dẫn đến việc sữa bị mắc kẹt trong vú và gây ra viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác như:
Ống dẫn sữa bị tắc nên khiến cho sữa chảy ngược vào trong vú nên dẫn đến viêm nhiễm.
Khi cho bé bú có thể vi khuẩn trong mũi và miệng của bé xâm nhập vào vú thông qua những vết nứt ở núm vú hoặc qua tuyến sữa.
Thời gian dễ mắc bệnh viêm tuyến vú: Trên thực tế, phụ nữ đang cho con bú là đối tượng hay mắc viêm tuyến sữa nhất. Trong hầu hết các trường hợp thì viêm tuyến sữa xảy ra trong vòng sáu đến 12 tuần đầu tiên sau khi sinh, tuy nhiên cũng có thể xảy ra sau này hoặc trong quá trình cho con bú.
Các yếu tố dễ nhiễm bệnh
Mẹ cho bé bú trong suốt tuần đầu ngay sau sinh.
Mẹ bị loét hoặc nứt ở vú, tuy nhiên mẹ vẫn có thể bị viêm tuyến sữa mặc dù không bị vết nứt nào.
Mẹ chỉ dùng một tư thế để cho bé bú nên không dẫn hết sữa trong vú của mẹ ra được khiến mẹ bị căng sữa.
Ở lần mang thai đầu tiên, mẹ đã từng mắc bệnh này.
Mẹ mặc áo ngực quá chật.
Tâm trạng quá mệt mỏi.
- Mẹ bị mắc bệnh tiểu đường.
Cách điều trị
Theo lời khuyên của bác sĩ, để điều trị bệnh viêm tuyến sữa mẹ có thể dùng các loại thuốc sau:
Thuốc kháng sinh
Để có thể điều trị viêm tuyến sữa hiệu quả, thường sẽ cần dùng thuốc kháng sinh trong vòng 10 đến 14 ngày. Mẹ có thể thấy khỏe hơn sau 24 đến 48 giờ dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế mẹ nên tiếp tục sử dụng hết liều thuốc để tránh nguy cơ tái phát.
- Mẹ cũng có thể dùng thuốc giảm đau như acetaminophen, để làm giảm các cơn đau khi cần thiết.
- Quan trọng là mẹ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước để giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng vú.
Chú ý
Phụ nữ khi đang mắc bệnh viêm tuyến vú không nên ngừng cho con bú. Bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn cho bạn nên cho con bú bên không bị viêm và cách lấy sữa ra khỏi bên vú bị viêm để vẫn đảm bảo đủ sữa cho con bú. Đồng thời, vắt sữa ra khỏi vú đúng cách cũng có thể ngăn chặn vi khuẩn tập hợp trong vú, giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm cho mẹ.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa và cách chăm sóc
Trong tình trạng mệt mỏi và sốt cao không giảm, có thể là do xuất hiện áp xe (hình thành mủ) trong vú thì mẹ cần được phẫu thuật rút mủ ngay lập tức để tránh nguy hiểm.
Cách tốt nhất là mẹ nên đến trực tiếp bác sĩ để được tư vấn đúng cách cách phòng và điều trị bệnh viêm tuyến vú, tránh dùng thuốc không đúng cách hoặc để bệnh quá lâu.
Như vậy, ngực căng nhức đau, không ra sữa có thể là triệu chứng của bệnh viêm tuyến vú. Chị Minh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết nên làm gì và tìm ra cách điều trị phù hợp.
Lily & WeCarehi vọng, những thông tin trong bài đã đáp ứng đầy đủ những điều chị em phụ nữ cần biết về bệnh viêm tuyến vú.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!