Xông hơi khi bị cảm cúm là bài thuốc dân gian từ lâu đời nên được nhiều người áp dụng. Bởi phương pháp này mang đến hiệu quả cao mà lại ít tốn kém. Thế nhưng nhiều người vẫn thắc mắc bị cảm cúm có nên xông hơi hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của xông hơi
Phương pháp xông hơi hiện nay nhiều người áp dụng để trị cảm cúm là xong hơi với lá. Phương pháp này dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt để cơ thể tiết ra mồ hồi, loại bỏ các độc tố ra bên ngoài. Đồng thời còn có tác dụng chống phù nề, trừ nặng nề cơ thể... Nhờ vậy được đông đảo mọi người áp dụng.
Xông hơi với lá giúp cơ thể tiết ra mồ hôi và giải cảm.
Tình trạng cơ thể như thế nào thì có thể xông hơi giải cảm
Nếu bạn bị cảm cúm và xuất hiện các triệu chứng đau rát họng, nghẹt mũi, đau đầu, da khô, đau nhức xương, đau mình, ít ra mồ hôi hoặc không có mồ hôi, cơ thể mệt mỏi chỉ muốn nằm,... Lúc này bạn có thể sử dụng phương pháp xông hơi tại nhà bằng nồi xông hơi. Cách này sẽ giúp lỗ chân lông mở ra, các mạch máu giãn ra. Từ đó mở đường cho các vi rút, vi khuẩn cùng các chất thải, độc tố ra bên ngoài. Do vậy nhanh chóng mang đến sự tỉnh táo và giảm thiểu các triệu chứng của cảm cúm.
Những loại lá nào dùng để xông hơi giải cảm
Bị cảm cúm có nên xông hơi bằng các loại lá chứa nhiều tính dầu gia tăng khả năng sát trùng đường hô hấp như lá chanh, lá tre, bưởi, sả, bạc hà, long não, tía tô, cúc tuần,... Các loại lá này đem đun sôi nên sẽ tạo ra hơi nóng có khả năng kháng khuẩn cao, mùi thơm dễ chịu, giải cảm, khử trùng, hạ nóng sốt, loại trừ độc tố rất tốt.
Cách nấu nồi nước xông hơi
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại lá xông hơi, bạn cần rửa sạch các lá rồi cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa phải, đậy vung thật kín rồi đem đun sôi.
Phòng xông hơi cần đảm bảo kín gió. Người bệnh ngồi trên giường, đặt nồi xông hơi ở phía trước rồi trùm chăn kín và hít lấy thật nhiều hơi nóng thoát ra từ nồi xông hơi. Thời gian xông từ 10 đến 15 phút.
Khi mồ hồi được thoát ra cần nhanh chóng lau sạc bằng khăn bông khô toàn bộ cơ thể rồi thay quần áo mới.
Những lưu ý khi sử dụng phương pháp xông hơi giải cảm
- Thời gian điều trị cảm cúm bằng xông hơi chỉ nên kéo dài từ 1 đến 2 ngày.
- Thời gian xông hơi không nên kéo quá dài sẽ khiến người bệnh ra nhiều mồ hôi, dẫn đến tình trạng mất nước và khiến bệnh thêm nặng hơn.
- Sau khi xông xong cần nhanh chóng lau khô người và thay quần áo mới, tránh nơi có gió. Tốt nhất nên ăn ngay một bát cháo nóng có tía tô, tiêu để gia tăng hiệu quả trị bệnh.
- Không được tắm ngay sau khi xông hơi.
- Trong khi xông hơi nếu thấy khó thở, bủn rủn chân tay, tức ngực, choáng váng,... cần ngừng ngay và nhanh chóng lau khô người, đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Mặc dù là phương pháp tự nhiên những xông hơi cũng có nhiều tác dụng phụ nên mọi người cần phải theo dõi sát sao.
Những đối tượng không nên xông hơi
5 dấu hiệu âm thầm của bệnh tiểu đường ở tuổi trung niên
Nicotin trong thuốc lá làm tăng phản ứng viêm nhiễm
Tác dụng phụ không mong muốn của nước nóng
Có nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung DHEA?
Các tình trạng của da có liên quan tới dị ứng thực phẩm
Những người đang bị sốt cao, ra nhiều mồ hôi và không cảm thấy khát nước.
Người suy nhược cơ thể, mới ốm dậy, mệt mỏi.
Phụ nữ vừa mới sinh hoặc đang trong giai đoạn thai kỳ.
Người bị tiêu chảy, sốt xuất huyết.
Người bị bệnh ngoài da, cao huyết áp, tim mạch, tâm thần.
Những người vừa uống rượu hoặc đang say rượu.
Bị cảm cúm có nên xông hơi nhưng đòi hỏi bạn phải thực hiện đúng cách mới mong đạt được hiệu quả tốt nhất. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thêm một phương pháp trị cảm cúm hiệu quả và đơn giản để có thể áp dụng phù hợp.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!