Theo số liệu thống kê, cứ 1000 người mang thai thì sẽ có từ 4-10 người mắc chứng mang thai ngoài tử cung, thai ngoài tử cung không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cả tính mạng của thai phụ. Vậy thì thai ngoài tử cung là gì, bị mang thai ngoài tử cung phải làm sao? Hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung là những trường hợp mà thai nhi không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác ở bên ngoài tử cung, trường hợp thường gặp nhất là thai ở vòi trứng. Khi khối thai vỡ ra sẽ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến sức khoẻ và tính mạng của người mang thai ngoài tử cung. Đặc biệt những người có thai ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị thai ngoài tử cung lại lần thứ 2.
Số người mang thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ là 4,5 – 10,5 phần ngàn số người có thai, có nghĩa là cứ trong 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 đến 10 người bịthai ngoài tử cung.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung như viêm nhiễm buồng trứng do nạo phá thai nhiều lần và viêm nhiễm vùng chậu. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: khối u phần phụ như là u nang buồng trứng hoặc những phẫu thuật được thực hiện trước đó liên quan đến vòi trứng,...>>> Xem thêm: Làm thế nào để phát hiện thai ngoài tử cung?
2. Bị thai ngoài tử cung phải làm sao?
Thai ngoài tử cung sẽ khó có thể phát triển thành bào thai bình thường, đủ ngày và đủ tháng vì thai ngoài tử cung không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để phát triển như bào thai bình thường. Thai ngoài tử cung có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, khi vỡ máu sẽ ồ ạt chảy vào trong ổ bụng, người bệnh có thể bị ngất xỉu, dẫn đến tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện, hoặc là nếu có thể điều trị kịp thời thì sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và sức khỏe sinh sản về sau.
Vì vậy, khi bị thai ngoài tử cung, người bệnh không còn cách nào khác là ngay lập tức thăm khám lại một lần nữa và chuẩn bị thực hiện bỏ khối thai, hoặc là làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu biến đi. Hiện nay có một số kĩ thuật được áp dụng trong bỏ thai ngoài tử cungmà bạn có thể được áp dụng như:
- Điều trị ngoại khoa (hay còn gọi là phẫu thuật):Nhằm lấy đi khối thai, có thể gồm mổ bụng hở hoặc mổ qua nội soi.
- Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Tiêm thuốc vào cơ thể hoặc vào khối thai, mục đích làm chết đi các tế bào của khối thai và để khối thai tự tiêu.
Khi khối thai đã bị vỡ thì người bệnh thường phải cắt bỏ hẳn vòi trứng. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ còn một bên vòi trứng thì vẫn còn khả năng có thai. Nhưng nếu lần sau vẫn bị thai ngoài tử cung, thì nhiều khả năng sẽ mất cả bên vòi trứng còn lại. Do đó, khi khối thai chưa bị vỡ, người ta thường đặt ra vấn đề phải bảo tồn vòi trứng, đặc biệt là với những người chưa sinh đủ con.
>>> Xem thêm: Cách phòng tránh thai ngoài tử cung
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Dược thiện bổ huyết ích khí từ 7 món gà ác hầm
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
3. Thai ngoài tử cung bao lâu sẽ vỡ?
Khi thai nhi càng phát triển, trọng lượng và thể tích của túi thai lớn lên, những vị trí bên ngoài tử cung không còn là nơi thích hợp cho sự phát triển của thai nhi và buộc nó phải bị vỡ ra.Trên thực tế, thai ngoài tử cungcó thể vỡ bất cứ lúc nào. Bác sĩ không thể nào đưa ra khoảng thời gian chính xác thai ngoài tử cung vỡ hoặc là tự dự đoán về khả năng vỡ của thai, mà chỉ có thể dự đoán khoảng thời gian thai vỡ căn cứ trên kết quả siêu âm. Vì vậy, khi mang thai ngoài tử cung người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa và cần được thực hiện loại bỏ khối thai càng sớm càng tốt.
Trên đây là một vài thông tin về mang thai ngoài tử cung, người bệnh biết thêm nên làm gì khi bị mang thai ngoài tử cung. Hi vọng với bài viết trên đây, bạn đọc đã có thêm kiến thức cho bản thân từ đó sớm có cách điều trị cho bệnh của mình.
>>> Xem thêm: Thai ngoài tử cung vỡ ảnh hưởng như thế nào và cách xử lý?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!