Mụn cóc bị gây ra bởi virus HPV, một loại virus có khả năng lây nhiễm cực kì nhanh. Khi bị mụn cóc người bệnh thường chủ quan khiến cho tình trạng lây lan mụn cóc ngày càng nhiều lên, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và sự tự tin của người mắc bệnh. Vậy mụn cóc có tự hếtđược không?. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mụn cóc là những u nhỏ lành tính, bề mặt da sần sùi, mụn cóc bị gây ra bởi virus HPV (Human Papilloma Virus). HPV xâm nhập qua những vết trầy xước da bên ngoài. Mụn cóc có thể hình thành và phát triển trong nhiều tháng thì mới nhìn thấy được.
Các dạng mụn cóc thường gặp
Mụn cóc có 2 dạng: Mụn cóc thông thường và mụn cóc phẳng.
Mụn cóc thông thường là những cục sẩn cứng nhô lên trên bề mặt da, sần sùi, hình tròn, kích thước từ 2 mm cho đến vài chục milimet, có màu hơi xám. Loại mụn cóc này thường mọc ở một số vị trí đặc biệt như ở dưới lòng bàn chân, dưới phần móng chân tay, khi chạm vào thường thấy gây đau nhói.
Trong nhóm này còn có loại mụn cóc Mosaic: Loại mụn này có nhiều mụn nhỏ mọc thành từng chùm ở lòng bàn chân, gót chân. Mụn cóc ở bộ phận sinh dục (Genital Warts) gặp ở bộ phận sinh dục, xung quanh hậu môn, có triệu chứng gần giống như là bệnh mào gà.
Mụn cóc phẳng là những sẩn nhỏ nhô cao lên trên mặt da, nhìn và sờ mới có thể phát hiện được. Kích thước từ 1 mm - 5 mm, có màu vàng nâu, bề mặt mụn trơn láng. Mụn cóc này thường rất dễ lây lan nên thường có vài chục cho đến hàng trăm cái mọc một lần trên da, có khi mọc thành một vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí mụn thường gặp nhất là ở phần lưng bàn tay, cẳng tay và mặt cổ. Khi mụn cóc đã lây lan ra nhiều, việc điều trị cần phải được thực hiện nhiều lần cần rất nhiều thời giờ.
>>> Xem thêm: Cách trị mụn cóc hiệu quả đơn giản tại nhà
Mụn cóc có tự hết được không?
6 lợi ích từ liệu pháp điều trị mụn bằng tia laser
9 sai lầm khi chăm sóc da vào mùa đông
6 thói quen khiến lão hóa da sớm ở phụ nữ
Bí kíp bảo vệ làn da trong mùa đông
3 địa chỉ tìm lại tuổi thanh xuân - căng da mặt bằng chỉ 4D tại Hà Nội
Tất cả các loại mụn cóc đều có thể lây khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể sẽ lây qua việc dùng chung các vật dụng với người có mụn cóc như là khăn lau, giầy dép hoặc quần áo. Thông thường phải mất từ 2 đến 3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì bạn mới biết có bị lây hay không vì thế rất khó để ngăn chặn hay điều trị sớm.
Ngoài ra bệnh cũng có thể tự lây nhiễm trên bản thân của người bệnh. Từ vài nốt mụn cóc lớn ban đầu, chúng dần lây lan sang những vùng da lân cận khác hay những vùng da có sự tiếp xúc trực tiếp như là cào, gãi, cầm nắm và từ đó tạo ra nhiều loại “mụn cóc con” nhỏ li ti. Những mụn con này sẽ dần phát triển rồi tiếp tục lây lan ra theo cấp số nhân.
Mụn cóc có thể lây lan ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.
Mụn cóc thường không thể tự biến mất, mà thậm chí còn lây lan mạnh hơn. Nhưng có một số trường hợp, khi các nốt mụn cóc mọc ở bàn chân, bàn tay thì có thể tự biến mất sau nhiều tháng hoặc nhiều năm, nhưng đa số là các nốt mụn cóc vẫn tồn tại, phát triển và còn có xu hướng lây lan mạnh hơn khi không được điều trị.
Như vậy mụn cóc có tự hết được, nhưng trường hợp đó rất ít. Tốt nhất khi mụn cóc phát triển nhiều, to, đau và chảy máu khi va chạm thì người bệnh cần phải có biện pháp điều trị ngay, tránh để lâu dài khiến mụn cóc lan ra gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống.
>>> Xem thêm: Khi bị mụn cóc để lâu có sao không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!