Mỗi khi bé khóc, bạn lại thấy mệt mỏi và khó khăn. Sẽ rất quan trọng nếu bạn vẫn giữ được bình tĩnh và cố gắng làm dịu cơn quấy khóc của bé. Thư giãn và nhớ rằng cuộc sống bạn sẽ còn đối diện với nhiều thử thách hơn nữa, do vậy đây chỉ là một việc nhỏ bạn có thể làm được. Sẽ rất khó chịu mỗi khi nghe thấy tiếng khóc của bé, nhưng với bản năng của một người mẹ bạn có thể giải quyết nó bằng những cách sau.
Hãy chú ý vào những lý do cơ bản nhất
- Có thể bé đang đói và đòi ăn
- Bé muốn nôn ợ
- Thay tã cho trẻ, bạn nên quan sát mông trẻ có ướt hay bé ị ra không
- Đến thời điểm bé được ngủ trưa
- Bé cần được vỗ về
- Chú ý cơ thể bé có bị tổn thương không, rất có thể bé có vết cắn do côn trùng ở người
- Nếu bé khóc mà không do nguyên nhân trên, tần suất khóc diễn ra thường xuyên thì nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa, bởi cơ thể bé có thể bị mệt, khó chịu trong người.
Nên làm gì khi tất cả những điều trên đều không phải
- Nếu trẻ không ngừng khóc khi bạn dùng các giải pháp cơ bản trên thì cũng hãy bình tĩnh đừng nóng giận sẽ làm mọi chuyện trở nên rắc rối hơn. Kiên nhẫn chính là đức tính tốt nhất để trông trẻ em.
- Nhớ rằng quấy khóc của trẻ không làm tổn thương đến trẻ cũng như người lớn.
- Nên để môi trường yên tĩnh và giữ trẻ gần bạn rồi cho trẻ nghe một số bài hát nhẹ nhàng hoặc bạn có thể hát ru cho trẻ. Hoặc đơn giản hơn là nói chuyện với trẻ, nhắc đi nhắc lại những câu, cụm từ mà trẻ thích nghe.
- Mát xa nhẹ nhàng sau lưng hoặc bụng trẻ, để giúp trẻ thư giãn.
- Không khí trong lành: nên đưa trẻ đến nơi thoáng mát đi dạo để cho trẻ hít thở không khí trong lành sẽ dễ chịu hơn.
- Nhờ sự giúp đỡ từ người thân để cùng hỗ trợ nếu trẻ không ngừng khóc.
- Đừng cảm thấy bản thân có lỗi với trẻ, bởi trẻ em thường phải khóc và đó là một điều bình thường bạn cần phải tiếp xúc dần.
- Rất khuyến khích bạn có ý tưởng mới để làm trẻ nhịn khóc, tuy nhiên không bao giờ được bế và rung lắc trẻ. Bởi như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ làm tổn thương đến não và một số bộ phận khác.
- Chăm sóc và dạy dỗ trẻ theo hướng tích cực, bạn cần chuẩn bị đầy đủ cả về thể chất, tinh thần và cảm xúc vững vàng.
- Bố và mẹ cần kết hợp, có trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái.
(Nguồn: www.practo.com)
>>> Xem thêm: Tại sao trẻ sơ sinh ít ngủ hay quấy khóc?
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!