Bí quyết trị môi khô nứt nẻ quanh năm

Kiến Thức Y Học - 10/04/2024

Bạn buồn chán với làn môi khô nứt nẻ quanh năm, nó khiến bạn đau khi ăn và nói chuyện, tính thẩm mỹ cũng giảm phần đáng kể? Ai chỉ bạn cách gì bạn đều thử nhưng hầu như không mấy hiệu quả hoặc nếu có cũng được một thời gian ngắn.

Bạn buồn chán với làn môi khô nứt nẻ quanh năm, nó khiến bạn đau khi ăn và nói chuyện, tính thẩm mỹ cũng giảm phần đáng kể? Ai chỉ bạn cách gì bạn đều thử nhưng hầu như không mấy hiệu quả hoặc nếu có cũng được một thời gian ngắn.

Đừng quá lo lắng, mọi khó khăn đều có thể giải quyết. Với bài viết bí quyết trị môi khô nứt nẻ quanh năm mà Lily & WeCare cung cấp dưới đây. Hứa hẹn sẽ giúp bạn nói lời tạm biệt với làn môi nứt nẻ để có một làn môi hồng luôn tươi tắn và xinh xắn.

Tại sao môi khô nứt nẻ quanh năm?

Do một phần cấu tạo da khác biệt và ít được che chắn nên môi dễ bị khô hơn các vùng da khác trên khuôn mặt và cơ thể. Ngoài ra nếu bạn hay thở bằng miệng (đôi khi do bị ngạt mũi) thì chính điều này cũng có khả năng làm gia tăng tình trạng khô môi.

Bí quyết trị môi khô nứt nẻ quanh năm

Phần môi có cấu tạo da khác biệt nên rất dễ bị khô nếu không chăm sóc cẩn thận.

Đặc điểm của khô môi nứt nẻ giúp bạn dễ nhận dạng

Thường gặp vào mùa lạnh, thời tiết khô hanh, tuy nhiên cũng nhiều người môi bị khô nứt nẻ quanh năm.

Môi khô nứt nẻ xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt nếu da của bạn đã thuộc kiểu da khô sẵn rồi. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên dùng một số thuốc như: vitamin A, Lithium hay Retinoids cũng có làm tăng nguy cơ phát triển môi khô nứt nẻ.

Những người hay bị mất nước và suy dinh dưỡng cũng nhiều khả năng dẫn đến môi khô nứt nẻ quanh năm hơn người khác.

>>> Xem thêm: Môi khô nứt nẻ phải làm sao đây?

Điều bạn không nên làm nếu không muốn môi trở nên tệ hại hơn

Thường hay lấy lưỡi liếm môi

Rất nhiều người nghĩ rằng liếm môi sẽ làm giảm khô môi vì nó cung cấp nước cho môi, nhưng thực tế thì ngược lại, liếm môi sẽ làm cho lớp dầu mỏng manh mất dần, từ đó làm tăng khả năng môi bị mất độ ẩm.

Bóc lớp da khô trên môi

Khó ai có thể cưỡng lại được mong muốn bóc lớp da khô trên môi, nhưng điều này thường làm môi bạn dễ bị chảy máu và khó lành hơn. Vì vậy không nên lấy răng hay tay bóc lớp da khô trên môi.

Hay sờ môi

Điều cũng chính là nguyên do làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nếu như tay bạn không được sạch.

Bí quyết trị môi khô nứt nẻ quanh năm

>>> Xem thêm: 5 liệu pháp dễ làm giúp đôi môi căng mọng, tránh nứt nẻ

Cách khắc phục và hạn chế khô môi nứt nẻ quanh năm

Uống đủ nước

Mùa đông, hầu như ai cũng ra ít mồ hôi hơn nên nhu cầu uống nước thường giảm, ngoài ra, do lạnh nên nhiều người ngại uống nước. Nhưng bạn có biết thiếu nước rất nguy hiểm, tình trạng môi khô nứt nẻ sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không uống đủ nước. Bạn đừng nhầm tưởng chỉ cần uống nước canh trong bữa cơm là đã đủ nước cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Nên ăn hoa nhiều quả tươi

Điều này vô cùng có lợi cho toàn bộ cơ thể nói chung chứ không chỉ riêng đôi môi. Vitamin và khoáng chất có trong hoa quả có thể cải thiện sức khỏe làn da của bạn từ đó môi sẽ căng mộng và không còn nứt nẻ.

Che chắn khi ra ngoài

Khi đi ra ngoài đường bạn nên che chắn cẩn thận để tránh gió và tránh nắng và các tia cực tím... Đặc biệt là gió có thể làm tăng khả năng bốc hơi do vậy làm môi bạn dễ bị mất nước hơn. Ánh nắng mặt trời cũng làm môi bạn khô nhanh hơn.

Bí quyết trị môi khô nứt nẻ quanh năm

Sử dụng son dưỡng môi

Cách này giúp hạn chế tối đa khả năng bị khô nứt nẻ môi. Bạn nên sử dụng nhiều lần trong ngày để môi luôn sáng bóng. Son dưỡng môi dầu dừa là một trong những loại son thiên nhiên thích hợp nhất trong việc giảm khô nứt nẻ môi. Bởi dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm da rất tốt, sát khuẩn và chống nắng cực tốt.

Từ những thông tin Lily & WeCare cung cấp ở trên, hy vọng những ai đang lo lắng với làn môi khô nứt nẻ quanh năm bớt lo lắng. Tuy nhiên nếu những điều ở trên không có tác dụng, tình trạng môi bạn lại khô nứt nẻ nặng hơn thì nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị, để bạn có thể tự tin hơn mỗi khi ra ngoài tiếp xúc với người khác.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến môi nứt nẻ chảy máu và cách điều trị

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!