Bị sốt xuất huyết uống thuốc gì?

Kiến Thức Y Học - 01/19/2025

Khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, đau toàn thân... rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng hay sốt phát ban, do vậy có nhiều người bệnh tự mua thuốc về điều trị. Việc dùng không đúng thuốc sẽ gây xuất huyết nặng hơn và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tử vong. Vậy khi bị sốt xuất huyết uống thuốc gì? Bài viết dưới đây Lily & WeCare sẽ chỉ ra giúp bạn.

Khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, đau toàn thân... rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng hay sốt phát ban, do vậy có nhiều người bệnh tự mua thuốc về điều trị. Việc dùng không đúng thuốc sẽ gây xuất huyết nặng hơn và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tử vong. Vậy khibịsốt xuất huyết uống thuốc gì? Bài viết dưới đây Lily & WeCare sẽ chỉ ra giúp bạn.

Bị sốt xuất huyết uống thuốc gì? hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết mà chỉ dùng thuốc để điều trị triệu chứng của bệnh.

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Trong quá trình bị sốt xuất huyết có thể dùng đến thuốc hạ sốt, giảm đau. Nhưng bạn nên nhớ chỉ dùng paracetamol đơn chất để hạ sốt, giảm đau. Trên mỗi sản phẩm thuốc đều ghi rất rõ liều dùng, cách dùng, vì vậy, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc cho đúng. Khoảng cách đúng để dùng thuốc paracetamol là cách 4-6 giờ mới được dùng 1 lần. Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này (vì trong sốt xuất huyết sốt cao thường khó hạ, nên người bệnh thường tự ý tăng liều thuốc để mong muốn nhanh hạ) dẫn đến quá liều. Paracetamol không độc với liều điều trị nhưng khi quá liều sẽ có hại cho gan (làm tổn thương và suy giảm chức năng gan).

Khi bị suy giảm chức năng gan sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn đông máu, càng làm cho rình trạng xuất huyết thêm trầm trọng. Khi uống thuốc Paracetamol tuyệt đối không được uống rượu, vì rượu sẽ làm tăng tác dụng có hại cho gan.

Bị sốt xuất huyết uống thuốc gì?

Cần chú ý liều lượng khi dùng paracetamol

Không được dùng aspirin khi bị sốt xuất huyết

Bạn tuyệt đối không được dùng aspirin khi bị sốt xuất huyết. Aspirin là một loại thuốc hạ sốt, giảm đau, nhưng lại là thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Chính vì ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu nên Aspirin không dùng cho người bị sốt xuất huyết. Vì khi dùng aspirin sẽ làm cho nguy cơ chảy máu tăng lên, làm cho việc xuất huyết không cầm được, nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ gây nguy hiểm đến tính mà thuốc còn cho để lại nhiều tác dụng phụ như: gây buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng, đau hoặc loét dạ dày - ruột... Đối với trẻ em, khi dùng aspirin co thể gây nên hội chứng Reye ở trẻ.

Ngoài aspirin thì tất cả các kháng viêm không steroid đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu nhưng cũng không có lợi đối với bệnh sốt xuất huyết. Trên thị trường có một số sản phẩm phối hợp chữa cảm cúm, làm giảm đau không steroid như ibuprofen, diclofenac... Vì vây, người bệnh cần lưu ý khi dùng thuốc, nên hỏi dược sĩ, bác sĩ để tránh dùng phải các thuốc có hại đối với người sốt xuất huyết kể trên.

>>> Xem thêm: Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè

Bị sốt xuất huyết uống thuốc gì?

Bù dịch sớm bằng đường uống

Khuyến khích người bị sốt xuất huyết nên uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước cam, chanh,...) hoặc cháo loãng với muối. Đối với nước oresol cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn ( vì nếu pha lượng nước ít hơn hoặc nhiều hơn so đều gây hại).

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng khi bị sốt xuất huyết. Vì sốt xuất huyết là do virus gây nên mà kháng sinh lại không thể diệt được virus. Như vậy, nếu người bệnh tự ý mua kháng sinh về điều trị không chỉ lãng phí tiền bạc mà người bệnh còn phải gánh thêm tác dụng phụ của thuốc.

Bị sốt xuất huyết uống thuốc gì? không thể chỉ rõ được là nên uống thuốc gì là đúng và phù hợp. Vì bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến rất nhanh từ nhẹ đến nặng. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời sẽ dễ dẫn tới tử vong. Do vậy, khi có các triệu chứng như sốt cao liên tục, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, chảy chân răng... cần đến ngay các cơ sở hoặc trung tâm y tế để khám và điều trị kịp thời tùy theo mức độ bệnh. Tránh tự ý mua thuốc về điều trị , vì như vậy chỉ làm bệnh sốt xuất trở trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn là có cơ tử vong cao.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!