Biến chứng khi mang thai ở phụ nữ lớn tuổi

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/03/2024

Trong xã hội hiện nay, phụ nữ có khuynh hướng trì hoãn việc có con. Chị em dành thời gian tuổi trẻ cho học hành và cho sự nghiệp. Đến khi muốn có con thì nhiều phụ nữ đã ở độ tuổi khó có con (trên 35 tuổi). Vậy hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu những biến chứng gì cần lưu ý khi mang thai ở phụ nữ lớn tuổi.

Trong xã hội hiện nay, phụ nữ có khuynh hướng trì hoãn việc có con. Chị em dành thời gian tuổi trẻ cho học hành và cho sự nghiệp. Đến khi muốn có con thì nhiều phụ nữ đã ở độ tuổi khó có con (trên 35 tuổi). Vậy hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu những biến chứng gì cần lưu ý khi mang thai ởphụ nữ lớn tuổi.

Xu hướng mang thai ở phụ nữ lớn tuổi

Năm 2005, tỷ lệ mang thai ở phụ nữ ngoài 35 tuổi là 9,7 trên 1.000. Con số này đã được cải thiện đáng kể so với 3,8 trên 1.000 vào năm 1981. Cũng trong năm này, những phụ nữ trong độ tuổi từ 40 và 45 mang thai lần đầu tăng 13 lần so với năm 1975.

Rõ ràng, những con số này đã minh chứng rằng phụ nữ lớn tuổi mang thai ( trên 35 tuổi) đang có xu hướng gia tăng. Có lẽ chính vì hiện nay các điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn nên ngày càng nhiều phụ nữ lớn tuổi luôn trong tư thế sẵn sàng để được mang thai như những bà mẹ trẻ khác.

Tỷ lệ phụ nữ sinh con đầu lòng ở tuổi 40 thậm chí còn có xu hướng tăng lên gấp đôi ở một số quốc gia. Do vậy, mang thai ở phụ nữ lớn tuổi cần được thay đổi vì xu hướng lập gia đình và có con muộn đang ngày càng phổ biến hơn.

Biến chứng khi mang thai ở phụ nữ lớn tuổi

Biến chứng mang thai ở phụ nữ lớn tuổi

Mang thai khi tuổi cao có thể dễ dẫn đến nhiều biến chứng hơn. Vì một người phụ nữ sẽ có một số trứng nhất định từ khi sinh ra cho đến cuối đời, trứng sẽ trưởng thành và có khả năng thụ thai bắt đầu từ khi người phụ nữ xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên cho đến khi mãn kinh. Như vậy chu kỳ kinh nguyệt, khả năng "chín" của trứng và khả năng thụ thai, mang thai sẽ càng giảm hơn và nguy cơ xảy ra biến chứng khi mang thai ở phụ nữ lớn tuổi sẽ cao hơn.

Theo bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản, Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM chia sẻ: tuổi có thai tốt nhất ở phụ nữ là dưới 30 tuổi, nếu trễ hơn thì hãy cố gắng có con trước 35 tuổi. Phụ nữ càng lớn tuổi thì số trứng trên hai buồng trứng càng giảm dần, chất lượng trứng cũng giảm và tỉ lệ trứng bất thường tăng cao. Đặc điểm này làm cho phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng có thai càng giảm và tỉ lệ sẩy thai càng tăng, đồng thời tỉ lệ biến chứng, bất thường của thai cũng tăng theo (sau 35 tuổi).

Một số biến chứng có thể xảy ra khi phụ nữ lớn tuổimang thai như:

  • Sinh non

  • Cân nặng sơ sinh thấp

  • Thai chết lưu

  • Khiếm khuyết nhiễm sắc thể ở trẻ

  • Biến chứng khi chuyển dạ

  • Khả năng sinh mổ cao

  • Tăng huyết áp khi mang thai, có thể sẽ dẫn đến tiền sản giật hoặc sinh hon

  • Tiểu đường thai kỳ, và có thể làm tăng nguy cơ bị ti ểu đường sau này

  • Tuổi cao cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú bì lượng sữa cũng bị hạn chế.

Biến chứng khi mang thai ở phụ nữ lớn tuổi

Những lưu ý khi mang thai ở phụ nữ lớn tuổi

Đa số phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao (trên 35 tuổi) đều được đặt vào nhóm có biến chứng cao trong thai kỳ. Do vậy, mẹ bầu nên nói chuyện với bác sỹ về việc làm thế nào để có thai kỳ khỏe mạnh nhất và những cách bạn có thể thực hiện để làm giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ.

- Chuẩn bị sức khỏe tốt khi mang thai: Trước khi bạn có kế hoạch mang thai, hãy chẩn bị cho mình có một cơ thể khỏe mạnh, bao gồm cả việc chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ, hỏi ý kiến bác sỹ để tiêm các loại vắc xin cần thiết (chẳng hạn như văcxin Rubella...)

- Thường xuyên đi khám thai: Thường xuyên khám thai sẽ giúp các bác sỹ có thể kiểm soát được sức khỏe của mẹ và bé. Nếu có bất cứu dấu hiệu hay biến chứng nào khiến bạn lo ngại thì hãy báo bác sỹ tư vấn ngay. Ngoài ra, việc trao đổi với bác sỹ cũng có thể khiến bạn an tâm hơn

- Dinh dưỡng và tập luyện tốt: Chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục thường xuyên và khám thai định kỳ để kiểm soát lượng đường trong máu

- Nên nghỉ ngơi, thư giãn khi cảm thấy mệt mỏi

- Sau khi sinh, cần phải được trợ giúp để có nguồn sữa mẹ

- Phụ nữ mang thai lớn tuổi không nhất thiết phải sinh mổ, nhưng đó là biện pháp ngăn ngừa biến chứng cao nhất mà mẹ bầu có thể lựa chọn.

Bạn đang có kế hoạch có thai, hoặc đang có thai ở độ tuổi ngoài 30. Vậy, trên đây là những thông tin và lưu ý cần thiết mà Lily & WeCaremuốn chia sẻ với các mẹ bầu để các mẹ yên tâm hơn khi mang thai tuổi cao. Hãy luôn lạc quan và chuẩn bị thật tốt để chào đón em bé ra đời.>>> Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm khi mang thai: Nhau tiền đạo

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!