ADHD là chứng bệnh thiếu chú ý và quá hiếu động thường có ở trẻ. Đây là một bệnh kinh niên, phát ra từ lúc nhỏ và có thể kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Trẻ em và người lớn mắc bệnh này thường không thể chú ý được lâu, không thể ngồi yên lâu và hay hành động một cách bộc phát, không kiềm chế được. Vì những tính chất này, bệnh nhân thường hay bị la mắng đưa đến sự mặc cảm và có thể gây ra nhiều trở ngại trong đường học vấn , trong việc làm cũng như trong những mối liên hệ với người khác.
Trẻ mắc chứng ADHD hay nhận phải phản hồi tiêu cực nên rất dễ bị mặc cảm.
Bệnh này thường phổ biến ở trẻ em và chúng thường nghĩ xấu về bản thân mình, thiếu tự tin. Điều này là thách thức lớn với trẻ cả khi ở nhà và đi học. Trẻ thường nhận được những phản hồi tiêu cực từ mọi phía. Cha mẹ mắng, giáo viên khiển trách vì không không làm bài tập về nhà, mất trật tự trong lớp, không chú ý nghe giảng... Bạn bè trêu trọc chúng vì chúng khác thường.
Nhà tâm lý học lâm sàng Ari Tuckman cho biết: Những ai hạ thấp giá trị bản thân mình, thiếu tự tin sẽ có nhiều khả năng dẫn đến sự lo lắng và trầm cảm và có những suy nghĩ, hành động tiêu cực.
Bởi vì trẻ em mắc ADHD đã phải đối phó với nhiều thách thức và thất bại, họ cần một suy nghĩ kiên cường để có thể tiếp tục kiên trì tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu trẻ mắc bệnh
Như tên gọi đã cho thấy, triệu chứng của bệnh ADHD nằm trong 2 loại thiếu chú ý và quá hiếu động và bốc đồng. Trẻ em được định bệnh ADHD khi em có ít nhất là 6 triệu chứng trong mỗi loại và những triệu chứng này phải xảy ra ở ít nhất là 2 nơi, thường là ở trường học và ở nhà. Nếu một em nhỏ “quậy phá” ở trường nhưng lại ngoan ngoãn ở nhà thì cũng không được định bệnh là ADHD.
Trẻ có thể có những suy nghĩ tiêu cực như: “Tôi không phải là một học sinh giỏi, vậy tại sao tôi phải cố gắng làm gì nữa?” Chúng có thể nghi ngờ về khả năng của mình và tự ti về những hành động mình thực hiện.
Ngoài ra, con bạn có thể có những thay đổi khác. Ví dụ, họ có thể rời xa bạn bè hoặc gia đình; không quan tâm đến hoạt động tập thể; tăng hoặc giảm sự thèm ăn, đạt điểm thấp hơn hoặc bạn bè xa lánh.
Trẻ ADHD thường có biểu hiện là hiếu động và bốc đồng, hay nghịch ngợm.
Biện pháp điều trị
1. Khuyến khích con
Ví dụ con bạn có một năng khiếu gì đó, bạn có thể khuyến khích và tạo điều kiện cho con phát triển. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn với năng lực của mình.
2. Khen ngợi
Thường xuyên dành lời khen, động viên trẻ để bé cố gắng hơn. Nếu nhận thấy con có những nỗ lực, tiến bộ, đừng tiếc lời khen.
3. Đánh giá cao trẻ
Nói chuyện với con về những điểm mạnh của chúng, ví dụ như lòng tốt, sự hài hước hay sự nhạy cảm. Hãy nói với chúng rằng chúng làm cho bạn hạnh phúc đơn giản chỉ là bản thân bé và bé là một phần của gia đình.
Khen ngợi trẻ về những điểm mạnh của chúng.
4. Tìm các bài học
Tìm hiểu bệnh ADHD và những cuốn sách viết về trẻ thiếu chú ý, quá hiếu động để có những lời khuyên hữu ích. Bạn có thể tìm những cuốn sách có bài tập trí tuệ cho trẻ để bé rèn luyện.
5. Khen ngợi bé trước mặt người khác
Nhận xét về khả năng và thế mạnh của bé để những người khác biết điều này. Để họ có cái nhìn tốt hơn về con, tạo động lực cho trẻ cố gắng.
6. Có những kỳ vọng
Việc cha mẹ có những kỳ vọng hợp lý với trẻ em được dựa trên những đánh giá thực tế về khả năng của chúng là rất quan trọng.
7. Làm quen những điều mới
Khi khuyến khích con bạn thử những điều mới, sẽ tập cho bé thói quen đối mặt với thách thức. Đừng bắt con học những điều khó ngay mà hãy bắt đầu từ dễ, dần dần đến khó, để con làm quen từng bước một.
Giúp trẻ làm quen với những điều mới mẻ.
8. Cho con giúp đỡ người khác
Trẻ em sẽ tự tin hơn về bản thân mình khi chúng giúp đỡ được những người khác. Bạn có thể tìm cách để con bạn có thể giúp đỡ những người có nhu cầu ví dụ như hoạt động từ thiện.
9. Làm quen bạn mới
Bố mẹ có thể đăng ký cho con em mình tham gia các hoạt động sau giờ học để con có cơ hội tiếp xúc và làm quen với các bạn mới
10. Quan tâm đến trẻ nhiều hơn
Tập trung câu chuyện của bé khi bạn nói chuyện với con. Hãy dành thời gian cho bé và hỏi bé về một ngày của mình, ước mơ, mục tiêu...
(Nguồn: Psych Central)
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!