Giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục không an toàn, giang mai chia làm 4 giai đoạn trong đó giai đoạn đầu là giai đoạn thứ 1- giai đoạn ủ bệnh và phát triển bệnh đầu tiên. Vậy thì biểu hiện củagiang mai giai đoạn đầulà gì và giang mai giai đoạn đầu có nguy hiểm không?. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh giang mai giai đoạn đầu là thời kỳ các xoắn khuẩn xâm nhập tại chỗ qua hệ thống mạch máu đã lan ra toàn thân. Thông thường khi bị giang mai giai đoạn đầu các biểu hiện sẽ ở mức độ rất nhẹ, các vết tổn thương còn nông và ít để lại thương tổn nặng. Ở giai đoạn này nếu như có sự phát hiện và điều trị sớm thì sẽ không để lại di chứng gì, ít nguy hiểm và cũng có thể điều trị khỏi được bệnh. Ngược lại, nếu như bệnh không được phát hiện và không có sự điều trị kịp thời bệnh sẽ phát triển sang các giai đoạn khác, từ đó gây ra rất nhiều nguy hiểm cho cả người bệnh và toàn xã hội.
Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn đầu
Bệnhgiang mai giai đoạn đầu thường là thời gian ủ bệnh từ 3-4 tuần, triệu chứng bệnh thường sẽ kéo dài từ 1-2 tháng với các biểu hiện như:
- Sự xuất hiện bất thường của các vết trợt
Các vết trợt là biểu hiện đầu tiên và rõ rệt nhất khi mắc bệnh giang mai. Vết trợt thường phát ngay ở những nơi nào có xoắn khuẩn xuất hiện. Đặc điểm của các vết trợt này là có hình tròn hoặc bầu dục, nông ở trên bề mặt da, có màu đỏ tươi và không có mủ, vảy, thường là mọc đơn độc, không ngứa, không đau và nền rắn như là mảnh bìa.
Ở nam giới, các vết trợt này thường trung nhiều ở quy đầu, rãnh của quy đầu, miệng sáo, ở bìu, ở vùng xương mu và ở trực tràng quanh hậu môn đối với những người có quan hệ đồng giới.
Ở nữ giới, các vết trợt thường xuất hiện nhiều hơn ở cổ tử cung, môi lớn, môi bé và thành âm đạo, thậm chí còn lây lan sang vùng họng, lưỡi, môi, ở trên trán và ở ngực...
Biểu hiện rõ rệt đầu của bệnh giang mai là xuất hiện các vết trợt
- Có thể trợt bội nhiễm, trợt hoại tử hoặc là trợt khổng lồ
Ở nam giới, khi các vết trợt loét ra sẽ cư trú ở niệu đạo, miệng sao thường chỉ thấy tiết dịch nhầy, ở dương vật các vết loét giống hình vợt, ở bao quy đầu sẽ gây ra phù nề và làm dương vật có hình giống với hình chuông, hình vợt.
Ở nữ giới các vết trợt loét sẽ gây ra phù nề nhiều ở một bên thành âm hộ. Các vùng bên ngoài sinh dục như là môi, núm vú, ngón tay. Các vết trợt loét đều gây đau và tự khỏi sau từ 5-6 tuần, sau khi lành, vết thương sẽ để lại sẹo nông và mỏng.
- Các vết hạch bị viêm sau khi có vết trợt
Chỉ sau vài ngày sau khi có xuất hiện các vết trợt, các nốt hạch ở vùng lân cận thường viêm to ra thành từng chùm. Trong một chùm thường sẽ có nhiều nốt hạch và sẽ có một nốt hạch chính được gọi là chúa hạch. Đầu tiên hạch sẽ xuất hiện ở một bên sau đó là xuất hiện ở cả hai bên. Đặc điểm của các nốt hạch thường là ở thể rắn, di động và không vỡ mủ hoặc đơn lẻ, không liên kết với nhau. Trong trường hợp vết loét bị bội nhiễm hạch thì sẽ bị sưng nóng, đỏ, đau và cũng không vỡ mủ.
>>> Xem thêm: Giang mai bao lâu thì phát bệnh?
Hạch giang mai thường xuất hiện thành chùm
Giang mai giai đoạn đầu có nguy hiểm không?
5 dấu hiệu âm thầm của bệnh tiểu đường ở tuổi trung niên
Nicotin trong thuốc lá làm tăng phản ứng viêm nhiễm
Tác dụng phụ không mong muốn của nước nóng
Có nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung DHEA?
Các tình trạng của da có liên quan tới dị ứng thực phẩm
Ở giai đoạn đầu bệnh giang mai phát triển khá chậm với các biểu hiện nhẹ vì thế người bệnh thường chủ quan, không để ý và không điều trị bệnh sớm. Đến khi bệnh đã kéo dài từ 9-12 tuần và bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2 để có những biểu hiện bệnh rõ hơn thì bệnh đã phát triển và lây lan ở khắp cơ thể. Nếu như đến giai đoạn 2 cũng không được hỗ trợ điều trị kịp thời thì bệnh sẽ biến chứng sang giai đoạn 3, có đến khoảng 60 % bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn 3 đã có biểu hiện sủi phỏng toàn thân,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch và cả thần kinh, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Như vậy, bệnh giang mai giai đoạn đầulà bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng lại gây nguy hiểm lâu dài về sau. Vì thế để phòng tránh bệnh phát triển bạn nên chú ý những thay đổi trong cơ thể mình dù là những biểu hiện nhỏ nhất, nếu thấy cơ thể có bất kì dấu hiệu nào ở trên thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Người mắc bệnh giang mai có chữa được không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!